Bảo quản trái sau thu hoạch

  • Người khởi tạo Người khởi tạo Văn Tuệ
  • Ngày bắt đầu Ngày bắt đầu

Văn Tuệ

Member
Thành viên BQT
Xác định điều kiện bảo quản thanh long

Có thể dùng bao polyetylen (PE) có đục 20 - 30 lỗ bằng kim đường kính 0,5 mm để bao và hàn kín bao.​

Đựng trái trong thùng carton kích thước thùng thường 46 x 31 x 13 cm, có 10 lỗ thông khí kích thước lỗ 2,5 x 4,0 cm; có vách ngăn bề dày vách 5 mm, vách ngăn không quá chật để tránh làm gẫy tai.​

Nhiệt độ thấp đóng vai trò rất quan trọng trong việc bảo quản thanh long tươi. Tùy theo thị trường xa hay gần chúng ta có thể bảo quản thanh long sau thu hoạch trong khoảng nhiệt độ từ 5 - 10°C (độ ẩm 95%) với thời gian bảo quản cho phép từ 22 - 40 ngày. Tuy nhiên, ở 5°C vào cuối giai đoạn bảo quản xuất hiện triệu chứng tổn thương lạnh với sự có mặt các đốm màu nâu. Do đó, nhiệt độ bảo quản tối ưu đối với trái thanh long là 6 - 7°C và độ ẩm 95 - 100%.​

bao quan lanh_1633598723.jpg

Việc xử lý trái thanh long sau thu hoạch bằng dung dịch chlorine 200 ppm (ngâm 3 phút) có thể hạn chế được sự phát triển của bệnh trên vỏ trái sau thu hoạch. Việc xử lý không làm ảnh hưởng đến chất lượng cảm quan của trái sau khi bảo quản.​

Màng bao gói FC214 có khả năng cải thiện được độ bóng của trái thanh long sau 28 ngày bảo quản ở 6 - 7°C và độ ẩm 95%. Việc xử lý trái với màng bao gói ăn được không làm ảnh hưởng đến chất lượng cảm quan của trái sau khi bảo quản.​

Điều kiện vận chuyển: Thanh long nên được vận chuyển lúc trời mát hoặc buổi tối, tốt nhất trong container lạnh 5°C, độ thông khí 20 - 25 m³/giờ.​

Phương tiện vận chuyển phải được làm sạch trước khi xếp thùng chứa sản phẩm.​

Không bảo quản và vận chuyển sản phẩm chung với các hàng hóa khác có nguy cơ gây ô nhiễm sản phẩm.​

Phải thường xuyên khử trùng kho bảo quản và phương tiện vận chuyển.​

Tóm lại, xử lý trái thanh long bằng dung dịch chlorine 200 ppm (ngâm 3 phút) hoặc dung dịch ozone, bảo quản ở điều kiện: Nhiệt độ 5°C, độ ẩm 90% kết hợp với kỹ thuật bao gói, có thể bảo quản tươi được 40 - 60 ngày.​

Các phương pháp bảo quản thanh long

Bảo quản thanh long ở nhiệt độ thường:

Đây là cách bảo quản ở nhiệt độ và độ ẩm không khí tự nhiên. Thanh long bảo quản trong điều kiện này với độ thoáng mát tốt, có thể giữ tươi được 5 - 8 ngày.​

thanhlong3_1633598808.jpg

Bảo quản thanh long bằng cách xử lý lạnh:

Bảo quản ở nhiệt độ 20 - 24°C, thanh long sẽ tươi được 8 - 10 ngày.​

Bảo quản ở nhiệt độ 12 - 14°C sẽ giữ tươi được 15 - 20 ngày. Tuy nhiên, không nên bảo quản thanh long ở nhiệt độ dưới 5°C vì bị tổn thương lạnh, trên vỏ thanh long sẽ xuất hiện các đốm nâu, làm mất vẻ đẹp mỹ quan.​

Bảo quản thanh long cách xử lý thuốc kích thích:

Dùng chế phẩm acid gibberelic (GA3) với liều 2 gói bột (mỗi gói chứa 1 gram), pha trong bình xịt 12 lít, xịt đều quanh trái, có tác dụng làm tai thanh long xanh hơn và cứng hơn. Xử lý trước khi thu hoạch từ 1 - 3 ngày. Với cách này thanh long có thể bảo quản tươi được 10 - 20 ngày.​

Bảo quản thanh long bằng cách điều chỉnh thành phần không khí:

Nguyên tắc của phương pháp này là làm tăng nồng độ khí cacbonic và giảm nồng độ oxy trong không khí xung quanh trái để giảm cường độ hô hấp của trái.​

Dùng bịch polyetylen có đục 20 - 30 lỗ bằng kim, bao bọc trái thanh long và hàn kín bao lại. Kỹ thuật này kết hợp với nhiệt độ lạnh ở 5°C, thanh long có thể giữ tươi được 40 - 50 ngày.​

Bảo quản thanh long bằng hoá chất ozon, chlorine:

Dùng dung dịch ozone (hay còn gọi là nước ozon), rửa sạch trái, sau đó hong khô, đóng gói, bảo quản trong nhà mát, thanh long giữ tươi được 40 - 45 ngày. Nếu kết hợp với trữ lạnh có thể giữ tươi được 60 - 75 ngày.​

Ngâm trái thanh long trong dung dịch Chlorine 200 ppm khoảng 3 phút để ngăn ngừa vi khuẩn và kéo dài thời gian tồn trữ.​

Lưu ý: Tất cả các hoá chất được sử dụng trước và sau khi thu hoạch cho thanh long đều chỉ được sử dụng trong phạm vi cho phép của Cục bảo vệ thực vật về loại thuốc và nồng độ nhằm đảm bảo trái cây lúc bán không có tác nhân sinh học hay vật lý có thể gây hại cho người tiêu dùng.​
 
Back
Top