Bão và vài điều cần biết về bão

  • Người khởi tạo Người khởi tạo Văn Tuệ
  • Ngày bắt đầu Ngày bắt đầu

Văn Tuệ

Member
Thành viên BQT
Bão, một hiện tượng được nhiều người coi là thiên tai gắn liền với Việt Nam gắn với cuộc sống của con người và muôn loài. Bão cũng có tính 2 mặt như mọi hiện tượng khác, cả lợi ích to lớn và cả tác hại không nhỏ đối với đời sống vật chất cũng như tinh thần của con người.

💥Khái niệm về bão

Bão là một trạng thái nhiễu động của khí quyển mang tính biến chuyển của các tầng khí quyển, được hình thành khi bề mặt biển nóng trên 26 độ C, hơi nước bốc lên và cùng với sự quay của trái đất đã hình thành nên những xoáy bão.​

Cơ bản, bão là thuật ngữ để chỉ không khí bị nhiễu động mạnh. Có rất nhiều loại bào như: Bão tuyết, bão cát, giông,.. Tuy vậy, bão ở Việt Nam thường được các nhà đài hay mọi người dùng để chỉ bão nhiệt đới (tình trạng thời tiết gió rít mạnh kèm theo mưa nặng hạt và chỉ sinh ra ở những nước gần vùng biển nhiệt đới gió mùa).​

bao_1725952548.jpeg

Tùy thuộc vào từng khu vực hình thành nên thuật ngữ “bão” sẽ có những tên gọi khác nhau:​

- Trên Đại Tây Dương, bão hình thành sẽ có tên gọi là hurricanes​

- Trên Ấn Độ Dương, bão hình thành sẽ có tên gọi là cyclones​

- Trên Thái Bình Dương, bão hình thành sẽ có tên gọi là typhoons​

Xét theo tiêu chuẩn quốc tế, người ta phân chia bão dựa vào sức gió. Dựa vào Thang sức gió Beaufort và Thang bão Saffir-Simpson):​

- Với sức gió dưới 63 km/h thì được gọi là áp thấp nhiệt đới.​

- Với sức gió trên 63 km/h (cấp 8) được gọi là bão nhiệt đới.​

- Với sức gió trên 118 km/h (cấp 12) gọi là bão to với cuồng phong.​

- Với sức gió trên 241 km/h gọi là bão rất to hay siêu bão.​

Mắt bão:

Là một phần của bão, mắt bão nằm ở chính giữa trung tâm của bão. Tuy bão có sức phá huỷ lớn, nhưng trái ngược với nó, mắt bão là một vùng có thời tiết đa phần là bình yên, điều này làm cho mắt bão là nơi có gió không lớn, trời quang mây tạnh. Bao quanh mắt bão là những xoáy thuận nhiệt đới hay còn gọi là bão, tại đây những xoáy thuận chuyển động với tốc độ cao, bao bọc mắt bão và không cho không khí lọt vào.​

Mắt bão thường có bán kính từ 15 - 35 km (10 - 20 dặm) tùy theo độ lớn của bão. Các cơn bão phát triển nhanh chóng tạo thành những mắt bão siêu nhỏ (mắt bão lỗ kim) hay những cơn bão có mắt bị mây che đi mất, thì cần phải có những phương thức như quan sát bằng thuyền hoặc máy bay săn bão dưới sự đánh giá vận tốc gió sụt giảm ở đâu để chỉ ra mắt bão nằm ở đâu. Từ đó giảm thiểu những khó khăn khi các nhà khí tượng phán đoán thời tiết.​

💥Nguyên nhân hình thành bão

Nguyên nhân chủ quan từ con người

Hiện tuợng biến đổi khí hậu là một phần nguyên nhân gây ra tình trạng bão ngày một nhiều. Do lượng khí CO2 từ khí thải nhà kính và khí CH4 từ các hoạt động nông, công nghiệp… khiến cho bầu khí quyển nóng hơn, thúc đẩy quá trình bay hơi, làm tăng độ ẩm của bầu khí quyển và là điều kiện để hình thành bão.​

bao4_1725952585.jpeg

Nguyên nhân khách quan:

Một số nguyên nhân chủ yếu có thể kể đến các thành tố như: ánh sáng mặt trời, biển và sự hình thành của hơi nước. Khi ánh sáng mặt trời chiếu xuống biển làm cho nước bay hơi. Tạo ra một luồng khí ẩm phía trên mặt biển, khi gặp điều kiện thuận lợi ở nơi có áp suất thấp, nước biển sẽ bay hơi nhiều hơn, với vị trí cao hơn để tạo thành cột khí ẩm. Khi lên cao, cột khí ẩm này sẽ trở nên lạnh hơn, đến thời điểm nhất định, nó sẽ ngưng tụ thành nước và bị không khí xung quanh làm nóng. Như vậy, nguyên nhân hình thành bão phụ thuộc vào tốc độ xoáy phải lớn hơn 17m/s. Tiếp đó không khí bay lên và định hình trên tầng cao, từ đó hình thành nên những vùng áp cao trên đám mây và đẩy không khí thành mắt bão.​

💥Tác hại và hậu quả của bão là gì?

Nhắc tới bão là nhắc tới những kí ức đau buồn mà chúng ta phải gánh chịu, những hậu quả đáng tiếc do bão đã gây ra cho chúng ta là cực kì lớn. Mưa lớn, ngập lụt, gió thổi mạnh, sấm chớp, lốc xoáy làm hư hỏng nhà cửa, thiệt hại cơ sở vật chất, mùa màng và ảnh hưởng trực tiếp tới tính mạng của con người.​

Những năm trở lại đây, Việt Nam ta đã đón nhiều cơn bão lớn ảnh hưởng tới kinh tế và mạng sống của người dân chúng ta. Những đợt lũ phá hoại mùa màng là nguồn kinh tế chính của nước ta, cũng như ngập tắc đường làm tê liệt mọi hoạt động kinh tế.​

bao2_1725952615.jpeg

💥Lợi ích của bão - một góc nhìn tích cực

👉Cung cấp nước để cải thiện mức độ dưỡng chất đất

Bão thường đi kèm với mưa lớn. Lượng nước to lớn này có được từ nước mặn của biển nhờ năng lượng vô tận từ mặt trời mà nếu cần lọc từ nước mặn thành nước ngọt, sau đó lại giúp di chuyển vào vùng đất để giúp nuôi sống tất cả các loài mà nếu làm thay, chúng ta sẽ tốn rất nhiều năng lượng.​

Lượng nước mưa rơi xuống này sẽ giúp làm sạch không khí, thể giúp làm sạch các khu vực bị ô nhiễm hoặc bị tích tụ chất thải. Sức gió mạnh và mưa lớn có thể cuốn trôi bụi bẩn, rác thải và các chất ô nhiễm khác ra khỏi các khu vực công cộng, đồng thời làm sạch bụi trong không khí, làm sạch nguồn nước. Điều này có thể góp phần vào việc cải thiện chất lượng môi trường, ít nhất là tạm thời, trong các khu vực bị ảnh hưởng.​

Nước mưa cùng với sét giúp làm tăng mức độ dưỡng chất trong đất và tạo điều kiện thuận lợi cho cây trồng phát triển qua việc hình thành hợp chất đạm, giúp duy trì sự cân bằng của hệ sinh thái.​

Mưa bão cũng giúp làm giảm và cân bằng lại nhiệt độ, điều hòa khí hậu để duy trì và phát triển mọi loài. Mưa bão thay chúng ta chăm sóc, tưới tắm cho các khu rừng nhiệt đới bạt ngàn.​

Bão và mưa cũng phá vỡ sự ngưng đọng cực đoan của khí hậu để thay thế bằng một chế độ thời tiết thuận lợi ôn hòa hơn. Bầu không khí được mới mẻ đầy hơi nước giúp xua đi sự nóng bức, hồi sinh mọi sự sống cho cả những vùng rộng lớn trên thế giới.​

👉Tạo ra các tài nguyên tự nhiên mới

Các cơn bão mạnh có thể làm di dời các lớp đất mặt, phân bố lại và hình thành nguồn đất mới, thay đổi dòng chảy của sông, tạo ra và cung cấp nước cho các ao, hồ, sông, suối. Những sự thay đổi này có thể tạo ra các môi trường sống mới cho động thực vật, giúp tăng cường sự đa dạng sinh học trong khu vực.​

👉Giúp cải thiện sự đa dạng sinh học

Khi bão xảy ra, chúng thường phá hủy các khu rừng hoặc môi trường sống hiện có. Mặc dù điều này có thể dẫn đến tổn thất không mong muốn nhưng nó cũng tạo ra cơ hội cho các loài thực vật và động vật khác giành được không gian để phát triển, loại bỏ các cây trồng, sinh vật yếu, bệnh tật để hệ sinh thái khỏe hơn, giúp cải thiện sự đa dạng sinh học, củng cố tính bền vững của hệ sinh thái.​

👉Tăng cường năng lượng tái tạo

Sức gió của bão có thể được tận dụng để sản xuất năng lượng gió để sản xuất được nguồn năng lượng sạch, giúp giảm sự phụ thuộc vào năng lượng hóa thạch và thúc đẩy sự phát triển bền vững nếu các tuabin gió được thiết kế để có thể chịu được áp lực gió.​

Ngoài ra, nghiên cứu về bão sẽ giúp các nhà khoa học hiểu rõ hơn về hiện tượng khí hậu và ảnh hưởng của chúng đối với môi trường và cộng đồng, khai thác tốt các lợi ích từ bão và hạn chế các bất lợi do bão gây ra, phát triển các công nghệ và chiến lược mới để bảo vệ con người và môi trường khỏi các sự kiện khí hậu cực đoan.​

Mặc dù bão thường gắn liền với những ảnh hưởng tiêu cực như thiệt hại tài sản, mất mát về người và môi trường, việc nhìn nhận bão từ góc độ tích cực có thể giúp chúng ta hiểu rõ hơn về các lợi ích tiềm năng mà chúng mang lại. Tuy nhiên, điều quan trọng là cần có những biện pháp chuẩn bị và quản lý hiệu quả để giảm thiểu thiệt hại và tối ưu hóa các lợi ích tiềm năng của bão.​

TS. Nguyễn Văn Biếu
 
Back
Top