Mùa mưa là thời điểm thuận lợi cho bệnh vàng lá, thối rễ phát triển trên cây sầu riêng. Bà con tại các tỉnh Tiền Giang, Vĩnh Long, Sóc Trăng, Cần Thơ, Đồng Tháp trong giai đoạn tuần cuối tháng 11/2024 cần đề phòng bệnh này lây lân rộng. Vậy có biện pháp nào để phòng trừ bệnh vàng lá, thối rễ sầu riêng hiệu quả?
Nguyên nhân gây bệnh vàng lá, thối rễ sầu riêng
Bệnh vàng lá trên cây sầu riêng do nấm Fusarium solani gây ra. Cũng có thể có liên quan đến tuyến trùng.
Bệnh thối rễ sầu riêng do nấm Pythium complectens gây ra.
Điều kiện để bệnh vàng lá thối rễ thuận lợi phát sinh trên cây sầu riêng
Nấm Fusarium solani xâm nhập vào cây sẽ tạo ra khí ethylene nội sinh gây ra tình trạng chín sớm của lá, quả cây làm ảnh hưởng đến chất lượng nông sản cũng như gây ra hiện tượng chết cây. Do việc canh tác, tạo vụ nghịch làm hư bộ rễ sau đó nấm bệnh tấn công vào.
Khi đất bị dư thừa nước thì sau 1 tháng bệnh đã xuất hiện và gây triệu chứng vàng lá, rụng lá và thối rễ.
Rễ bị tổn thương (do tuyến trùng, rệp sáp, tác động cơ giới...) nấm bệnh xâm nhập theo vết thương, từ đó gây thối hệ thống rễ.
Nấm Fusarium solani có sẵn trong đất, có cơ hội xâm nhập vào rễ thông qua các vết thối này và bắt đầu tấn công dần phần rễ này. Kể từ khi bắt đầu xâm nhập cho đến khi triệu chứng bệnh thể hiện cần có thời gian ủ bệnh vài tháng, do đó ở các vườn, bệnh không xuất hiện ngay mùa mưa, lúc đất bị đẫm nước, mà bệnh thường xuất hiện nghiêm trọng trong đầu mùa nắng.
Các vườn cây bệnh và chết đều là những vườn không được bón phân hữu cơ mà chỉ được bón phân hoá học. Về lâu dài gây tình trạng chua hóa, chai đất là môi trường thuận lợi cho nấm bệnh ký sinh và phát triển.
Ngoài ra, các vườn không thường xuyên bón vôi cũng dễ bị bệnh vàng lá.
Bệnh thối rễ sầu riêng tấn công từ giai đoạn vườn ươm đến kinh doanh. Nấm bệnh tấn công từ rễ phụ đến rễ chính và lan dần từ mặt đất xuống phía dưới.
Triệu chứng bệnh vàng lá thối rễ trên cây sầu riêng
Nấm Fusarium solani thường xuyên có sẵn trong đất. Hiện tượng vàng lá trên cây sầu riêng có liên quan nhiều đến tuyến trùng và nhóm rệp có trong đất, rễ cây. Vì vậy khi bệnh xuất hiện cần phòng trừ cả 3 loại.
Bệnh xuất hiện triệu chứng trên lá, lá bị biến vàng, già sớm. Vàng lá có thể xảy ra trên một vài nhánh hay trên toàn cây, triệu chứng xuất hiện trên lá già, sau đó đến các lá non.
Khi cây nhiễm bệnh bị lay động mạnh hoặc có gió mạnh làm cho lá vàng bị rụng nhiều, có khi trơ cả cành và cây chết dần.
Với các cây sầu riêng bị thối rễ, các mô non ở chóp rễ bị tổn thương. Nhìn phía ngoài rễ thấy bình thường, nhưng bên trong trung trụ có màu xám đen, phần vỏ rễ bên ngoài có màu hồng nhạt, với những vết nâu.
Khi bệnh nặng, phần thối phát triển bao quanh trung trụ tại cổ rễ, các nhánh non, lá non bên trên bị khô chết, đồng thời tạo ra chồi mới bên dưới chồi vừa mới chết, sau đó các chồi này chết đột ngột.
Biện pháp phòng trừ hiện tượng vàng lá sầu riêng
* Biện pháp canh tác kỹ thuật:
Chọn giống sạch bệnh như giống sầu riêng Ri6.
Có hàng cây chắn gió, lên liếp cao, có rãnh thoát nước tốt, có bờ bao để ngăn lũ, thoát úng nếu ở Đồng bằng sông Cửu Long.
Nên rải vôi trước khi trồng để loại trừ mầm bệnh có trong đất. Hàng năm nên cung cấp thêm vôi xung quanh gốc, quét vôi vào gốc cây trên 50 cm vào cuối mùa nắng.
Trong vườn nên trồng cỏ (cách gốc 50 cm) để giúp đất thông thoáng.
Thăm vườn thường xuyên để phát hiện bệnh sớm, cắt bỏ những cành bị vàng, rễ theo hình đối chiếu.
Chú ý tiêu thoát nước tốt trong mùa mưa.
* Biện pháp hóa học:
Bón nhiều phân hữu cơ có ủ với nấm Trichoderma để cải thiện đặc tính đất, tăng cường hoạt động của các vi sinh vật trong đất và chỉ sử dụng Trichoderma sau khi xử lý thuốc đợt cuối 15 - 20 ngày.
Sử dụng thuốc sinh học: Palila 500WP (5 x 109 cfu/g); Kaido 50SL, 50WP để trừ tuyến trùng, hạn chế tổn thương rễ từ đó giảm khả năng nấm xâm nhập gây bệnh.
Sử dụng thuốc sinh học: Vineem 1500EC; TKS-Nakisi WP; Marigold 0.36SL để trừ rệp sáp, hạn chế vết thương rễ từ đó giảm thiểu khả năng nấm xâm nhập gây bệnh.
Khi bệnh nặng, phun thuốc kết hợp với phun hoặc tưới phân qua lá.
Xới nhẹ xung quanh gốc và tưới thuốc có hoạt chất Metalaxyl, Mancozeb VIỆT LONG MX-774 HUMIC khi có bệnh xuất hiện, tưới liên tục 2 - 3 đợt cách nhau 7 ngày 1 đợt.
Hoặc phun trên lá thì dùng Aliette, Ridomil Gold MX5 hoặc MX-TĂNG TRƯỞNG để kích nhú dàn đọt non và giảm bớt tác động ức chế của etylen từ nấm Fusarium. Cần chú ý bỏ bớt hoa quả để dưỡng sức cho cây phục hồi nhanh.
Lưu ý: Khi pha trộn thuốc với nhau cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng của từng loại thuốc; bà con chỉ được hỗn hợp các thuốc với nhau khi trong hướng dẫn cho phép, nhất là đối với nhóm thuốc sinh học.