Bón phân giai đoạn KTCB

  • Người khởi tạo Người khởi tạo Hương Thảo
  • Ngày bắt đầu Ngày bắt đầu

Hương Thảo

Member
Thành viên BQT
Lượng phân bón

tieu1_1640183872.png

Lưu ý

Nên bổ sung thêm phân hữu cơ vi sinh 2 - 3 kg/gốc/năm, bón cùng với phân chuồng.​

Sử dụng phân lân nung chảy cho đất chua, lân supe cho đất ít chua. Hoặc thay đổi loại phân lân theo năm để đất không bị chua hoặc kiềm sau nhiều năm bón cùng loại phân.​

Tỷ lệ lượng phân bón cho từng thời kỳ sinh trưởng phát triển của cây

tieu2_1640184149.png

Cách bón

Bón lót

Trộn đều toàn bộ phân lót gồm phân chuồng, phân hữu cơ vi sinh, lân với 1/3 lớp đất mặt. Bón trước khi trồng 15 ngày.​

Cách bón: Rắc vôi xuống dưới đáy và xung quanh hố. Sau đó cho 1/3 lớp đất dưới cùng xuống hố, đưa tiếp toàn bộ lượng phân lót đã trộn với đất mặt xuống hố, cuối cùng lấy 1/3 lớp đất giữa lấp lên phân lót. Tưới đẫm nước vào hố.​

Bón thúc

Phân chuồng và phân vi sinh: Đào rãnh theo mép tán, sâu 10 - 15 cm, bón phân và lấp đất. Trong quá trình đào rãnh chú ý hạn chế làm tổn thương bộ rễ tiêu, bón kết hợp tủ gốc là tốt nhất.​

Vôi: Rải đều trên mặt đất, xung quanh tán tiêu hoặc ủ chung với phân chuồng rồi đem bón. Vôi rất quan trọng đối với cây tiêu, cải thiện độ chua, cung cấp Canxi và Manhê cho tiêu.​

Chu kỳ bón: Mỗi năm 1 hoặc 2 lần, tiến hành bón vào đầu hoặc nửa cuối mùa mưa khi đất đủ ẩm.​

tieu3_1640184358.jpg

Phân vô cơ: Bón phân khi đất đủ ẩm, cào lá, xác bã thực vật, rải phân lên mặt đất theo mép tán, xăm xới nhẹ, để phân lấp vào đất, tránh làm đứt rễ. Dùng rơm rạ, cỏ khô phủ lên.​

Lưu ý

Tại một số địa phương, vào mùa mưa, bà con nông dân khi bón phân hóa học cho vườn tiêu chỉ rải phân trên mặt đất xung quanh tán, không rạch rãnh vì dễ gây tổn thương rễ tiêu, tạo điều kiện cho nấm bệnh xâm nhập.​

Bón như vậy nếu không gặp mưa thì phải tưới nước để phân tan và ngấm hết vào đất hoặc hòa phân ra nước để tưới là những biện pháp có hiệu quả rất tốt.​
 
Back
Top