Bón phân ở miền Trung, Tây Nguyên

  • Người khởi tạo Người khởi tạo Khánh Ngân
  • Ngày bắt đầu Ngày bắt đầu

Khánh Ngân

Member
Thành viên BQT
Lượng phân bón cho 1 ha lúa gieo thẳng

Áp dụng cho các tỉnh thuộc Trung và Nam Trung Bộ; Tây Nguyên và Đông Nam Bộ.​

Lúa cấy tăng 20% lượng đạm và giảm 15 - 20% lượng kali so với lúa gieo thẳng.​

bai5-moi-bang1_1638166876.png

bai5-moi-bang2_1638166992.png

Lưu ý:​

Phân chuồng hữu cơ hoai mục 8 - 10 tấn hoặc phân hữu cơ vi sinh theo hướng dẫn trên bao bì.​

Đất phèn, chua, trũng nên sử dụng phân lân nung chảy, đất khác sử dụng lân supe.​

Thời gian bón và tỷ lệ bón cho mỗi lần

Đất xám/bạc màu/thịt pha cát/đỏ vàng

bai5-moi-bang3_1638167071.png

Các loại đất khác

bai5-moi-bang4_1638167131.png

Lưu ý:

Đất có tỷ lệ pha cát nhiều cần tăng số lần bón thúc và giảm lượng bón mỗi lần. Giảm 10% lượng đạm ở lần bón lót, bón thúc 1 và 2. Lượng đạm đó bón thêm 1 lần sau lần bón thúc 2 khoảng 5 - 7 ngày.​

Lần thúc đạm 3 và 4: Cần xem cây lúa trước khi bón, nếu lá lúa còn xanh không nên bón đạm.​

Lần thúc 4 (Phun khi lúa đã trỗ xong hoàn toàn): Nên sử dụng phân phun qua lá nuôi hạt.​

Cách bón

Bón lót sâu toàn bộ phân chuồng hoặc phân vi sinh, lân và vôi. Toàn bộ phân phải được bón lót trước bừa san phẳng ruộng lần cuối để phân được vùi trong tầng canh tác, không gây rửa trôi, bay hơi làm mất phân.​

Các đợt thúc 1 và 2 của lúa cấy: Sau khi rắc phân xong cần phải sục bùn (dùng cào hoặc làm bằng tay) để phân nằm ở dưới bùn hạn chế mất phân do bay hơi.​

Khi bón phân cần đưa nước vào 2 - 3 cm, giữ nước trong thời gian ít nhất 3 ngày sau khi bón phân. Không bón phân khi lá lúa còn ướt, hạt phân dính trên lá có thể gây cháy lá.​
 
Back
Top