Tùy vào điều kiện đất đai, sinh trưởng, năng suất, canh tác vườn cây và khả năng đầu tư, sử dụng một số công thức sau để bón phân vô cơ:
Công thức 1
Tổng lượng phân bón cho 1 ha/1 năm: Đạm sun phát (SA): 200 kg + Đạm Urê 500 - 560 kg + Lân nung chảy 650 - 750 kg + Kali Clorua 450 - 520 kg.
Đợt 1: Bón cùng đợt tưới 2 trong mùa khô (tháng 2 - 3) sử dụng phân SA (đạm sun phát) lượng 200 (kg/ha) cách bón rải trong bồn kết hợp tưới.
Đợt 2: Đầu mùa mưa (tháng 5 - 6) sử dụng phân Urê + Lân nung chảy + Kali Clorua với liều lượng 180 (kg/ha) + 350 (kg/ha) + 160 (kg/ha) cách bón vét bồn, rải phân, lấp đất.
Đợt 3: Giữa mùa mưa (tháng 7 đến tháng 8) sử dụng phân Urê + Lân nung chảy - Kali Clorua với liều lượng 180 (kg/ha) + 350 (kg/ha) + 170 (kg/ha) cách bón vét bồn, rải phân, lấp đất, phun qua lá.
Đợt 4: Cuối mùa mưa (tháng 9 đến tháng 10) sử dụng phân Urê + Kali Clorua với liều lượng 180 (kg/ha) + 170 (kg/ha) cách bón vét bồn, rải phân, lấp đất.
Công thức 2
Tổng lượng phân bón cho 1 ha/1 năm:
Đối với đất Bazan cần 210 - 220 (kg/ha/năm) đạm nguyên chất, 135 - 165 (kg/ha/năm) Lân nguyên chất, 240 - 275 (kg/ha/năm) Kali nguyên chất quy đổi sang lượng phân đơn 450 - 480 (kg/ha/năm) ure, 800 - 1000 (kg/ha/năm) Lân nung chảy, 400 - 460 (kg/ha/năm) Kaliclorua.
Đối với đất khác cần 200 - 210 (kg/ha/năm) đạm nguyên chất, 165 - 215 Lân nguyên chất, 210 - 240 Kali nguyên chất quy đổi sang lượng phân đơn tương đương 430 - 450 (kg/ha/năm) ure, 1000 - 1300 (kg/ha/năm) Lân nung chảy, 350 - 400 (kg/ha/năm) Kaliclorua.
Thời điểm bón phân:
Đối với đất Bazan:
Thời điểm bón đợt 1 bón cùng đợt tưới 2 trong mùa khô (tháng 1 - 2) sử dụng phân nguyên chất đạm (N) 22 kg hoặc phân đơn phân Urê 48 kg.
Đầu mùa mưa (tháng 5 - 6) sử dụng phân nguyên chất: Đạm (N) 65 kg + Lân (P2O5) 140 - 160 kg + Kali (K2O) 80 kg hoặc phân đơn: phân Urê 140 kg + Lân nung chảy 800 - 1000 kg + Kali Clorua 130 kg.
Giữa mùa mưa (tháng 7 - 8) sử dụng phân nguyên chất: Đạm (N) 65 kg + Kali (K2O) 80 kg hoặc phân đơn: phân Urê 140 kg + Kali Clorua 130 kg.
Cuối mùa mưa (tháng 9 - 10) sử dụng phân nguyên chất: Đạm (N) 65 kg + Kali (K2O) 110 kg hoặc phân đơn: phân Urê 140 kg + Kali Clorua 180 kg đất khác thời điểm bón đợt 1 bón cùng đợt tưới 2 trong mùa khô (tháng 1 - 2).
Công thức 3
Tổng lượng phân bón cho 1 ha/1 năm:
Đối với đất bazan cần sử dụng lượng dinh dưỡng tương đương phân đơn 450 - 500 kg/ha Urê, 100 - 150 kg/ha Đạm( SA), 450 - 550 kg/ha Lân nung chảy, 350 - 400 (kg/ha) Kali Clorua.
Đất khác cần sử dụng lượng dinh dưỡng tương đương phân đơn 400 - 450 (kg/ha) Urê, 100 - 150 (kg/ha) Đạm (SA), 550 - 750 (kg/ha) Lân nung chảy, 300 - 350 (kg/ha) Kali Clorua.
Thời kỳ và lượng phân bón (kg/ha):
Đối với đất bazan:
Đối với đất bazan thời điểm bón đợt 1 bón cùng đợt tưới 2 trong mùa khô (tháng 1 - 2) sử dụng đạm sun phát (SA): 100 - 50 kg.
Đầu mùa mưa (tháng 5 - 6) sử dụng phân Urê 130 - 150 kg + Lân nung chảy 450 - 550 kg + Kali Clorua 105 - 120 kg.
Giữa mùa mưa (tháng 7 - 8) sử dụng phân Urê 180 - 200 kg + Kali Clorua 105 - 120 kg.
Cuối mùa mưa (tháng 9 - 10) sử dụng phân Urê 130 - 150 kg + Kali Clorua 140 - 160 kg.
Đất khác:
Đợt 1 bón cùng đợt tưới 2 trong mùa khô (tháng 1 - 2) sử dụng đạm sun phát (SA): 100 - 150 kg.
Đầu mùa mưa (tháng 5 - 6) sử dụng phân Urê 120 - 135 kg + Lân nung chảy 550 - 750 kg + Kali Clorua 90 - 105 kg.
Giữa mùa mưa (tháng 7 - 8) sử dụng phân Urê 160 - 180 kg + Kali Clorua 90 - 105 kg. Cuối mùa mưa (tháng 9 - 10) sử dụng phân Urê 120 - 135 kg + Kali Clorua 120 - 140 kg.
Công thức 4
Đợt 1 bón cùng đợt tưới 2 trong mùa khô (tháng 1 - 2) sử dụng phân bón NPK 20-5-6 + TE với lượng 200 - 300 kg/ha cách bón Rải trong bồn kết hợp tưới. hoặc bón: NPK 20-5-6 + TE kết hợp phun phân Đầu Trâu 007 với lượng 200 - 300 kg/ha rải trong bồn kết hợp tưới phun qua lá.
Đầu mùa mưa (tháng 5 - 6) sử dụng phân bón NPK 16-16-8-13S + TE hoặc NPK 16-16-13 + TE với lượng 500 - 700 kg/ha cách bón vét bồn, rải phân, lấp đất.
Giữa mùa mưa (tháng 7 - 8) sử dụng phân bón NPK 16-8-16 + TE hoặc NPK 16-16-13 + TE kết hợp phun phân Đầu Trâu 009 với lượng 700 - 1000 kg/ha cách bón vét bồn, rải phân, lấp đất phun qua lá.
Cuối mùa mưa (tháng 9 - 10) sử dụng phân bón NPK 16-8-16 + TE hoặc NPK 16-16-13 + TE với lượng 700 - 1000 kg/ha cách bón vét bồn, rải phân, lấp đất.
Công thức 5: Phương pháp bón phân vô cơ, phân bón lá
Bón gốc: Bón theo rãnh quanh tán cây, rãnh rộng 15 - 20cm, xới đều phân với đất ở độ sâu 5 - 10cm. Cà phê đã giao tán bón theo hàng dọc mép tán. Bón xong lấp đất, che phủ tàn dư cành lá cây cà phê
Bón qua lá: Phun dung dịch phân đã hòa theo tỷ lệ hướng dẫn; tác dụng cung cấp nhanh, kịp thời các chất dinh dưỡng. Phun vào khoảng từ tháng 6 đến tháng 8 để hạn chế rụng quả. Sau khi mưa lớn, kéo dài hoặc trong giai đoạn hạn tạm thời trong mùa mưa, phun ít nhất 2 lần, cách nhau 25 - 30 ngày, vào buổi sáng hoặc chiều mát, phun đều trên và dưới mặt lá.
Lưu ý khi sử dụng phân vô cơ
Trước khi bón phân cần làm cỏ sạch trong gốc.
Lân nung chảy dùng cho đất chua là rất hợp lý, mang tính khoa học. Bón lân supe trên đất chua có khả năng làm đất chua thêm. Không ủ lân nung chảy với phân hữu cơ, không trộn với phân đạm, đặc biệt là đạm amôn để bón.
Đạm sunphat amôn (SA) là loại phân chua sinh lý, bón liên tục sẽ làm cho đất bị chua nhanh chóng. Không để lẫn đạm amôn với các loại phân kiềm và vôi.
Lượng quy đổi: 1 kg đạm nguyên chất (N) = 2,17 kg đạm Urê = 5 kg đạm SA. 1 kg lân nguyên chất (P2O5) = 6,06 kg lân supe = 6,06 lân nung chảy. 1 kg Kali nguyên chất (K2O) = 1,67 kg Kali Clorua = 2 kg Kali Sunphat
Không nên trộn phân lân nung chảy với phân đạm. Phân Kali và đạm có thể trộn đều và bón ngay. Phân được rải theo tán cà phê, xăm xới để đất để lấp phân.
Bón đạm lần 1 vào đợt tưới thứ 2, tưới kỹ cho tan phân. Trong trường hợp vườn cà phê có triệu chứng thiếu lưu huỳnh thì nên bón đạm SA trong giai đoạn này. Ngược lại thì SA sẽ được bón trong đầu mùa mưa và lần 1 bón đạm dạng Urê là tốt nhất.
Bón lân nung chảy thì toàn bộ 100 % bón vào đầu mùa mưa vì đây là loại phân chậm tan. Lân super thì bón 50 % vào đầu mùa mưa và 50 % còn lại vào cuối mùa mưa.
Lưu ý khi sử dụng phân qua lá
Sử dụng các loại phân bón lá chuyên dùng cho cà phê như NUCAPHE. Phun đều mặt trên và mặt dưới lá vào lúc trời mát và không có mưa. Phun phân bón lá 3 - 4 lần/năm từ tháng 5 đến tháng 9, cách nhau từ 20 - 25 ngày.
Vào mùa mưa, trường hợp có nắng kéo dài (hạn cục bộ) hoặc mưa liên tục, sau đó trời nắng cần tiến hành bổ sung dinh dưỡng cho cây bằng hình thức phun qua lá sẽ giúp cây cà phê giảm rụng quả, tăng trọng lượng nhân.
Phun đúng nồng độ, phun kỹ trên và dưới mặt lá. Phun vào sáng sớm và chiều, tránh lúc nắng và mưa to.
Có thể phun chế phẩm chứa kẽm hoặc bo để cung cấp vi lượng cho cà phê. Bón 1 lần vào đầu mùa mưa, kết hợp với bón đạm và Kali, có thể định kỳ 2 đến 3 năm bón 1 lần để bổ sung thêm phân vi lượng chứa kẽm và bo cho cà phê.
Cụ thể nếu dùng Kẽm sunphát (ZnSO4) chứa 23% Kẽm nguyên chất thì pha nồng độ 0,3 - 0,6% và dùng liều lượng 300 - 400 lít dung dịch đã pha/ha; Nếu dùng Borax (H3BO3) chứa 10 % Bo (B) nguyên chất thì pha nồng độ 0,3 - 0,4% và dùng liều lượng 300 - 400 lít dung dịch đã pha/ha.