Bón phân

  • Người khởi tạo Người khởi tạo Khánh Ngân
  • Ngày bắt đầu Ngày bắt đầu

Khánh Ngân

Member
Thành viên BQT
Lượng phân bón

bai2-bang 1_1638108298.png

Lưu ý:

Nếu không có phân chuồng, có thể thay thế bằng phân xanh hoặc phân Vedagro với lượng tương ứng (1 kg = 1 lít).​

Kali sử dụng Kali clorua (KCl).​

Tỷ lệ lượng phân bón cho từng thời kỳ sinh trưởng phát triển của cây sắn

bai2-bang 2_1638108317.png

Phương pháp bón phân

Bón lót

Đối với ruộng trồng theo hàng: Tạo 1 rãnh giữa luống đối với luống trồng 1 hàng; độ sâu và rộng của rãnh phụ thuộc vào lượng phân cần lót (sâu 30 - 35 cm, rộng 40 cm). Bón toàn bộ phân lót vào rãnh, lấp đất mỏng, sau đó mới đặt hom.​

Đối với ruộng trồng theo hốc: Đào hốc, độ sâu và rộng của hốc phụ thuộc vào lượng phân bón khoảng 40 x 40 x 40 cm, đào theo mật độ đã định, trộn 1/3 đất mặt vừa đào ở hốc lên với phân lót, sau đó đưa toàn bộ đất phân vào hốc và lấp toàn bộ phần đất còn lại lên phân, sau đó cắm hom.​

Bón thúc

Bón thúc lần 1: Kết hợp với làm cỏ và vun nhẹ cho sắn. Cuốc rãnh hoặc hốc cách gốc sắn 20 - 25 cm, sâu 30 - 35 cm, trộn đều lượng phân thúc của lần 1 bón vào rãnh hoặc hốc, sau đó lấp đất kín phân.​

Bón thúc lần 2: Kết hợp với làm cỏ và vun gốc, lấp kín cho sắn. Cuốc rãnh hoặc hốc cách gốc sắn 30 - 35 cm, sâu 30 - 35 cm, trộn đều lượng phân thúc của lần 2 bón vào rãnh hoặc hốc, sau đó lấp đất kín phân.​

Chú ý: Bón phân khi đất có đủ độ ẩm, tránh bón vào lúc trời nắng to hoặc những ngày có mưa lớn.​

bai 2-phan bon_1638108345.gif

Giới thiệu một số loại phân bón thường dùng trong sản xuất

Phân đơn

bai2-bang 3_1638108387.png

Phân tổng hợp NPK loại 8:8:3

Sử dụng phân NPK thay thế các loại phân đơn thì lượng phân bón cho 1 ha: Phân hữu cơ 8 - 10 tấn + 600 kg NPK loại 8:8:3 + 50 kg Urê + 80 kg Kali.​

Khi sử dụng phân NPK, bón lót toàn bộ phân chuồng kết hợp NPK. Bón thúc 1 lần sau khi sắn mọc mầm 50 - 70 ngày toàn bộ đạm Urê và Kali clorua.​
 
Back
Top