Lượng phân bón nguyên chất cho cả vụ
Chú ý:
Lượng phân có thể thay đổi tùy thuộc vào giống, vùng sản xuất, mùa vụ, chân đất.
Lượng vôi bón tùy thuộc vào pH của đất:
Nếu đất sét nhiều chất hữu cơ:
pH từ 3,5 - 4,5 bón 2 tấn vôi/ha.
pH từ 4,6 - 5,5 bón 1 tấn vôi/ha.
pH từ 5,6 - 6,5 bón 0,5 tấn vôi/ha.
pH > 6,5 không cần bón vôi.
Nếu với đất cát, ít chất hữu cơ:
pH từ 3,5 - 4,5 bón dưới 1 tấn vôi/ha.
pH từ 4,6 - 5,5, bón dưới 0,5 tấn vôi/ha.
pH từ 5,6 - 6,5, bón dưới 250 kg vôi/ha.
pH > 6,5 không cần bón vôi.
Tỷ lệ lượng phân bón cho từng thời kỳ sinh trưởng phát triển của cây
Phương pháp bón
Bón lót:
Thời điểm bón: Trước và trong quá trình làm đất lên luống trồng cây.
Lượng phân bón: 30%N, 30% K2O, 100% P2O5 và 100% phân chuồng, 100% vôi bột.
Cách bón: Toàn bộ phân bón rắc đều trên mặt luống khi phay đất, sau đó lên luống, phủ nilon.
Hoặc rạch hàng ở giữa luống bón phân lót sau đó lấp kín phân. Phương pháp này áp dụng với trồng cây 2 hàng/luống và cắm giàn cho cây.
Bón thúc:
Đợt 1: Sau khi trồng 15 - 20 ngày, cây có 5 - 6 lá thật. Có thể hoà nước tưới hoặc bón theo hốc cách gốc cây 10cm. Sau bón lấp kín phân, tưới nước đủ ẩm để hoà tan phân, kết hợp vun xới phá váng. Tốt nhất nên hòa nước tưới vì dưa lưới có bộ rễ yếu.
Đợt 2: Sau mọc 35 - 40 ngày. Hòa nước tưới vào từng hốc hoặc bón theo hốc. Vị trí bón đối lập với vị trí bón lần 1. Cách gốc 10 cm.
Bổ sung Kali sunfat ngay từ giai đoạn này một phần bón qua gốc, một phần phun qua lá với liều lượng 20 - 30 gram/bình 16 lít. 7 ngày phun 1 lần.
Các lần bón nên kết hợp làm cỏ, tỉa nhánh và tỉa lá già, lá sâu bệnh.
Bón bổ sung hoặc phun bổ sung các loại phân bón lá, phân vi lượng đặc biệt Borat sau khi cây hồi xanh đến trước khi thu hoạch để cây sinh trưởng phát triển tốt hơn. Liều lượng theo hướng dẫn sử dụng của hãng sản xuất.
Một số loại phân bón thường dùng trong sản xuất
Phân đơn: Phân ure, Supe lân, Kali sunfat.
Phân tổng hợp: NPK 16-16-8, NPK 13-13-13, NPK 20-20-20.