Bón vôi khử trùng đất

  • Người khởi tạo Người khởi tạo Khánh Ngân
  • Ngày bắt đầu Ngày bắt đầu

Khánh Ngân

Member
Thành viên BQT
Lượng vôi cần sử dụng cho từng loại đất căn cứ vào 3 yếu tố sau đây:​

Tùy thuộc vào độ chua của đất (độ pH). Đất bị chua nhiều cần bón nhiều vôi, đất ít chua bón ít vôi hơn.​

Đất sét bón nhiều vôi nhưng nhiều năm mới bón lại trong khi với đất cát thì không nên bón một lần với lượng quá nhiều vì nó có thể làm ức chế sự hấp thụ một số dưỡng chất khác.​

voibot1_1633511714.jpg

Tùy thuộc vào lượng chất hữu cơ trong đất: đất nhiều hữu cơ bón nhiều vôi, nhiều năm phải bón lại, ngược lại nếu đất ít hữu cơ nên bón lượng ít hơn nhưng nên bón vôi thường xuyên hơn.​

Đối với đất sét, nhiều chất hữu cơ: nếu độ pH từ 3,5 - 4,5 cần bón 2 tấn vôi/ha, pH từ 4,6 - 5,5 bón 1 tấn vôi/ha, pH từ 5,6 - 6,5 bón 0,5 tấn vôi/ha, pH trên 6,5 không cần bón vôi.​

Đối với đát cát, ít chất hữu cơ: nếu độ pH từ 3,5 - 4,5 bón dưới 1 tấn vôi/ha, pH từ 4,6 - 5,5 bón dưới 0,5 tấn vôi/ha, pH từ 5,6 - 6,5 bón dưới 250 kg vôi/ha, pH trên 6,5 không cần bón vôi.​

Sau vài năm nếu bà con muốn bón vôi lặp lại thì cũng nên kiểm tra lại độ pH trước khi quyết định lượng vôi cần bón cho thích hợp.​

Thời điểm bón vôi:

Đối với vườn cây kiến thiết cơ bản (chưa cho thu hoạch) có thể bón bất cứ vào thời điểm nào trong năm, tuy nhiên tốt nhất là vào đầu mùa mưa.​

Đối với các vườn đang cho trái, chỉ nên bón sau khi đã thu hoạch xong kết hợp với các biện pháp chăm sóc khác như cắt cành, tạo hình, bón phân, bồi đắp bổ sung mặt liếp, phòng trừ sâu bệnh… nhằm làm giảm độ chua của đất sau 1 năm cây trồng khai thác đất.​

Vôi thường được sử dụng để bón lót là chính, đồng thời sát trùng được đất trồng, và cung cấp canxi cho cây cứng cáp.​

Bón vôi đúng cách:

Bón rải đều lượng vôi đã được xác định cho từng loại đất trên mặt liếp rồi dùng cuốc xới sâu 5 - 10 cm để trộn đều vôi với đất rồi tưới nước từ từ, tưới nhiều lần cho vôi hòa tan trong đất mới có tác dụng tốt.​
 
Back
Top