Các kiểu lên liếp ở ĐBSCL

  • Người khởi tạo Người khởi tạo Văn Tuệ
  • Ngày bắt đầu Ngày bắt đầu

Văn Tuệ

Member
Thành viên BQT
Vùng Đồng bằng sông Cửu Long có tầng canh tác mỏng, mực thuỷ cấp cao, đất bị phèn, mặn nên cần phải đào mương lên liếp và thoát nước tốt trong mùa mưa để tránh ngập úng. Có các kiểu lên liếp như sau:​

Lên liếp kiểu cuốn chiếu

Ở những vùng có lớp đất mặt mỏng, lớp đất dưới không tốt, có phèn... thì có thể lên liếp theo kiểu cuốn chiếu.​

Đào lớp đất mặt ở mương thứ nhất đưa qua liếp thứ nhất bên trái, sau đó đưa lớp sâu của mương thứ nhất trải lên làm chân liếp thứ hai bên phải, tiếp đến lấy lớp đất mặt ở mương thứ hai trải lên làm mặt liếp thứ hai.​

Lấy lớp đất sâu của mương thứ hai trải làm chân liếp thứ ba và đảo lớp đất mặt mương thứ ba trải lên làm mặt liếp thứ ba, tiếp tục như vậy cho đến liếp cuối cùng.​

Lên liếp rộng từ 4 - 6 m, chiều rộng của mương thường bằng chiều rộng của liếp theo tỷ lệ 1:1. Chiều cao từ mặt nước đến mặt liếp từ 60 - 80 cm.​

len-liep-kieu-cuon-chieu_1648024419.png

Lên liếp kiểu đắp mô

Trong trường hợp đắp mô thì lớp đất mặt được tập trung đắp thành các mô để trồng cây sau khi thiết kế phần đất xấu của mương được đắp vào phần còn lại của liếp và thấp hơn mặt mô.​

Lên liếp rộng từ 4 - 6 m. Lấy lớp đất mặt đắp mô cao 25 - 30 cm, rộng 60 - 80 cm, khoảng cách từ mô đến mặt nước từ 70 - 90 cm.​

len-liep-kieu-dap-mo_1648024440.png
 
Back
Top