Cải tạo đất sau trồng

  • Người khởi tạo Người khởi tạo Văn Tuệ
  • Ngày bắt đầu Ngày bắt đầu

Văn Tuệ

Member
Thành viên BQT
Việc khai hoang, giải phóng mặt bằng, xử lý đất phải được thực hiện đồng bộ, triệt để, giảm thiểu tình trạng lây nhiễm, phát sinh, phát triển của các loài dịch hại phát sinh từ đất sau khi trồng tiêu.​

Đối với đất trồng mới có địa hình ít dốc, cày đất sâu 20 - 30 cm, phơi ải 30 ngày trở lên sau đó bừa 2 - 3 lần.​

xu-ly-dat-trong-tieu-01_1625133643.jpg

Thu gom hết tàn dư thực vật, rà kỹ rễ cũ để tiêu hủy

Đối với đất trồng tiêu tái canh từ các vườn hồ tiêu cũ, đất trồng cây ăn quả lâu năm, đất trồng cà phê già cỗi thanh lý. Cần phải khai hoang nhổ bỏ toàn bộ các loại cây trồng cũ. Thu gom hết tàn dư thực vật, rà kỹ rễ mang ra khỏi lô tiêu hủy.​

Cày đất 2 lần ở độ sâu 25 - 30 cm theo chiều ngang và chiều dọc của lô. Phơi đất từ 1 - 2 tháng sau đó bừa ở độ sâu 20 - 25 cm theo chiều ngang và chiều dọc của lô. Trong quá trình cày, bừa tiếp tục thu gom rễ cây còn sót lại.​

Luân canh từ 1 đến 2 năm trước khi trồng tiêu. Có thể trồng cây họ đậu, ngô để luân canh cải tạo đất. Toàn bộ xác bã của cây luân canh được cày vùi, ủ để làm phân hữu cơ bón lót.​

Kiem-tra-chi-so-pH-dat-thong-qua-quy-tim_1625133710.jpg

Kiểm tra độ pH của đất bằng quỳ tím

Trong thời gian luân canh, sau mỗi vụ đất cần được cày phơi vào mùa nắng hàng năm, tiếp tục gom nhặt rễ tàn dư còn sót lại.​

Trước khi trồng hồ tiêu, nên phân tích mật số tuyến trùng, nấm bệnh gây hại hồ tiêu trong đất ở độ sâu 0 - 30 cm để xác định thời gian luân canh, cải tạo đất.​

Đặc biệt, cần phải kiểm tra pH đất trước khi trồng. Nếu pH dưới 5 phải bón 1 - 2 tấn vôi bột/ha trong lần bừa cuối cùng.​

Tùy vào điều kiện cụ thể của đất đai, nguồn sâu bệnh trong đất để có biện pháp xử lý, luân canh hợp lý.​
 
Back
Top