Cắt tỉa, tạo tán giai đoạn kinh doanh

  • Người khởi tạo Người khởi tạo Khánh Ngân
  • Ngày bắt đầu Ngày bắt đầu

Khánh Ngân

Member
Thành viên BQT
Thời gian thực hiện

Thực hiện 2 - 3 lần/năm.​

Lần đầu ngay sau khi thu hoạch. Thực hiện vào những ngày khô ráo.​

Kỹ thuật cắt tỉa

Cắt cành bị sâu bệnh, cành yếu ớt, cành tăm, cành không có khả năng cho quả.​

Cắt tất cả các dây thân, dây lươn, cành quả mọc sát mặt đất sao cho tạo khoảng trống cách mặt đất từ 20 - 25 cm.​

Các dây lươn mọc dưới gốc tiêu nếu để làm giống thì buộc các dây lươn khỏe mạnh vào một trụ tạm bên cạnh gốc tiêu (mỗi trụ để lại từ 5 - 7 dây khỏe), nếu không để làm giống thì cắt bỏ.​

Tỉa bỏ các dây thân mọc ngoài bộ tán tiêu, các dây lươn mọc quá dài ở đỉnh trụ.​

bai 12- cat day tieu ngoài tan_1634702182.jpg

Tỉa bỏ dây thân nằm ngoài bộ tán.

Buộc lại những thân, cành bị đổ ngã trong quá trình thu hái, kết hợp vệ sinh đồng ruộng.​

Dọn sạch tàn dư thực vật cây bệnh trong vườn như lá, cành… đem tiêu hủy hoặc ủ làm phân.​

Thu gom toàn bộ cây bị bệnh nặng hoặc đã chết (gom rễ, thân, cành, lá) ra khỏi vườn để tiêu hủy. Hoặc đào hố sâu 60 cm, rộng 70 cm để gom các vật liệu nhiễm sâu bệnh cùng cành lá đốt, hun trong hố sau đó dùng 2 - 3kg vôi bột để khử trùng và phơi đất để trồng lại.​

Làm cỏ bằng tay 2 - 3 lần vào đầu và giữa mùa mưa. Làm sạch cỏ quanh gốc tiêu trong vòng bán kính khoảng 50 - 60 cm, không nên thường xuyên làm sạch cỏ giữa các trụ tiêu. Dùng cỏ hoặc rơm rạ khô tủ quanh gốc tiêu vào đầu mùa khô để giữ ẩm.​

bai 12-lam co_1634702794.jpg

Làm sạch cỏ quanh gốc tiêu.

Lưu ý

Với cây che bóng, việc tỉa cành nên tiến hành vào mùa mưa. Không cắt tỉa cây che bóng trong mùa khô, trừ trường hợp cây che bóng gây ảnh hưởng nhiều đến cây tiêu.​

Trong quá trình chăm sóc hạn chế người và gia súc đi vào vườn tiêu, nhất là những vùng đang bị bệnh nặng. Cần được trang bị bảo hộ lao động theo quy định, đi ủng lội qua nước vôi trong 5% để khử trùng.​
 
Back
Top