Chọn vị trí đặt khay, chậu
Thời gian hạt nảy mầm có thể kéo dài 3 - 5 ngày.
Sau khi hạt nảy mầm đưa chậu, khay trở lại vị trí đã lựa chọn nơi đó thoáng mát, có nhiều ánh sáng hoặc dỡ bỏ bạt, lưới đen.
Tưới nước
Khay đã ươm hạt giống phải được giữ ẩm thường xuyên (70 - 80%), đặc biệt giai đoạn đầu khi mới gieo hạt.
Sử dụng nước sạch tưới cho cây. Ở giai đoạn cây con nên dùng ô doa để tưới hoặc nếu sử dụng dây tưới phải có đầu doa.
Trời rét tùy độ ẩm đất, tưới 1 lần/ngày hoặc 2 lần/ngày. Tưới vào lúc 10 - 11 giờ sáng hoặc 3 - 4 giờ chiều.
Trước khi nhổ cây 5 - 7 ngày, cần giảm nước tưới dần để luyện cây, làm như vậy cây sẽ cứng cáp, khi trồng ra ruộng cây mau bén rễ, tỷ lệ cây sống sẽ cao.
Trước khi nhổ cây giống 4 - 5 giờ, phải tưới đẫm nước cho đất mềm, nhổ cây không bị đứt rễ hoặc hỏng cây.
Lưu ý: Khi tưới nước cho cây con vào buổi chiều thì cần tưới lượng vừa đủ để đến đêm nước trên thân, lá hoàn toàn khô, tưới đủ để đất ngấm hết nước, không còn đọng lại trên mặt nhằm hạn chế cây chết thắt thân.
Tỉa cây
Khi cây con được 2 lá thật tiến hành tỉa, để 1 cây/hốc. Tỉa bỏ các cây xấu, cây nhỏ, cây còi cọc, cây bị sâu bệnh.
Bón phân thúc
Cây ươm không cần bón nhiều phân thúc. Chỉ bón phân thúc khi cây sinh trưởng phát triển kém với lượng như sau:
Phân đạm 0,1 - 0,2% pha với nước sạch (10 - 20 g pha trong 10 lít nước).
Bón thúc tối đa 1 lần khi cây có 2 - 3 lá thật.
Quản lý sâu bệnh hại
Ở giai đoạn vườn ươm thường xuất hiện bệnh lở cổ rễ, bệnh héo rũ, bệnh đốm xám lá… và số loại sâu như: sâu xám, sâu khoang, nhện, bọ trĩ… bạn cần chú ý để phát hiện sớm và phòng trừ kịp thời.
Trong quá trình ở vườn ươm có thể sử dụng thuốc tự chế từ tỏi, ớt, gừng… phun định kỳ 5 - 7 ngày 1 lần.
Các biện pháp phòng trừ các loại sâu bệnh này bạn xem tại mục sâu bệnh hại.