Chuẩn bị bầu

  • Người khởi tạo Người khởi tạo Khánh Ngân
  • Ngày bắt đầu Ngày bắt đầu

Khánh Ngân

Member
Thành viên BQT
Bầu đất ươm mắc ca có kích thước 17 - 20 cm x 27 - 30 cm.​

Trước khi sử dụng bầu nhựa kín đáy nhất thiết phải đục 6 - 8 lỗ thoát nước, đường kính 4 - 5 mm ở phần nửa dưới của bầu đất và cắt hai góc ở đáy bầu.​

Sinh trưởng của cây con trong suốt giai đoạn vườn ươm phụ thuộc rất nhiều vào hỗn hợp ruột bầu.​

Hỗn hợp ruột bầu có thành phần chính là đất, phân hữu cơ hoai mục chất độn (xơ dừa, trấu hun, vỏ cà phê ủ …), phân lân, vôi.​

vào bầu đất_1654135877.jpg

Vào bầu đất.

Trộn giá thể (hỗn hợp ruột bầu)

Tỷ lệ trộn

Cách 1: 50% đất mặt + 30% phân chuồng + 20% trấu hun.​

Cách 2: 50% đất mặt + 30% phân chuồng + 20% xơ dừa.​

Cách 3: 50% đất mặt + 30% phân chuồng + 20% vỏ cà phê đã xử lý hoai mục.​

Bổ sung 10 kg vôi bột, 5 - 6 kg phân lân/1 m³ hỗn hợp ruột bầu.​

Độ ẩm đất khi đóng bầu khoảng 30 - 35%, bầu không quá khô và không được ướt, cảm giác khi thọc tay vào đống đất rất mát, mịn, không có đất cục.​

Hỗn hợp ruột bầu phải được chuẩn bị sẵn sàng và đảo trộn kỹ ít nhất 1 tháng trước khi đóng bầu.​

Cách trộn

Đất mặt được rải thành từng luống dài, sau đó rải đều chất độn, vôi và phân lân lên từng luống theo tỷ lệ quy định. Dùng cuốc hoặc xẻng trộn đều đất và chất độn với nhau.​

Chuẩn bị bầu đất (đóng bầu)

Khi đóng bầu cần đảm bảo bầu cân đối, thẳng đứng, lưng bầu không gãy khúc, độ chặt vừa phải.​

Thông thường, mùa ươm cây chủ yếu vào mùa khô. Để chống mất nước nhanh và giữ luống bầu ngay ngắn nên xếp bầu trong các luống ăn sâu 1/4 - 1/3 chiều cao của bầu trong đất.​

xếp luống vào bầu_1654136155.jpg

Xếp luống bầu đất.

Khi xếp bầu vào luống phải đặt bầu thẳng đứng, khít nhau, ngay ngắn theo hàng ngang, dọc vừa đạt yêu cầu thẩm mỹ vừa để dễ kiểm kê, quản lý và chăm sóc.​

Trên mặt bầu, sau khi cấy cây xong phủ 1 lớp xác bã thực vật, mùn cưa hoặc trấu dày 0,5 cm đến 1 cm để hạn chế bốc thoát hơi nước, giữ ẩm mặt bầu và không bị đóng váng sau khi tưới.​
 
Back
Top