Chuẩn bị củ giống

TS.Nguyễn Văn Biếu

Member
Thành viên BQT
Lượng củ giống cần cho 1 ha

chuẩn bị củ giống_1656311292.png

Kích thước củ giống

Kích thước củ giống phải đều để cây sinh trưởng đồng đều tiện chăm sóc, năng suất cao và sản phẩm thu hoạch cũng đồng đều.​

Thường trong sản xuất trồng loại 30 - 40 củ/kg. Nếu kích thước củ không đều cần phân loại để trồng riêng cho tiện chăm sóc. Nếu củ giống quá to thì có thể bổ củ để tiết kiệm giống và hạ được giá thành.​

khoai tây thối hỏng_1656312057.png

Loại bỏ các củ khoai thối, hỏng.

Nguồn khoai giống

Củ khoai giống hiện nay chủ yếu có 2 loại: Khoai bảo quản trong kho lạnh và khoai mới thu hoạch.​

Khoai bảo quản trong kho lạnh đã hết thời gian ngủ nghỉ:

Bẻ mầm đỉnh: Khoai ra khỏi kho lạnh thường củ chỉ có duy nhất một mầm đỉnh và dạng mầm giá rất yếu, do đó phải bẻ mầm này đi và dải mỏng củ trên nền nhà để các mầm khác phát triển (có 3 - 5 mầm).​

Sau 5 - 10 ngày mầm mọc dài 2 - 15 mm, mầm xanh, lúc này đem trồng là tốt nhất.​

củ giống sau khi bẻ mầm đỉnh_1656312998.jpg

Củ giống sau khi bẻ mầm đỉnh.

Khoai giống mới thu hoạch (chủ yếu là khoai nhập từ Trung Quốc, khoai thu hoạch tháng 8, tháng 9): Củ khoai vẫn còn đang trong giai đoạn ngủ nghỉ nên cần phải xử lý để khoai mọc mầm.​

Hầu hết các lô giống khoai mới thu hoạch này đều đã được các đơn vị kinh doanh xử lý phá ngủ trước khi bán cho người trồng.​

Cách xử lý phá ngủ

Nhờ kỹ thuật phá ngủ khoai tây để làm giống đã làm tăng hệ số nhân giống khoai tây và làm trẻ hóa củ giống vì thời gian bảo quản trong kho khó khăn, nâng cao chất lượng củ giống; chống sự thoái hóa giống khoai tây do bảo quản thời gian dài trong điều kiện nhiệt độ cao của mùa hè.​

Hiện nay có một số kỹ thuật phá ngủ củ khoai tây mới thu hoạch như sau:​

Cách 1: Chọn củ đều, không nhiễm bệnh, phun dung dịch Gibberellin + Thioure vài lần cho Gibberellin và Thioure có thể ngấm vào củ được.​

Tiếp đó, khoai tây được dựa xuống hầm đất và được đậy kín để xử lý khí CS2 hoặc khí Rindit trong 3 - 4 ngày. Sau đó ủ ẩm và ấm. Khoai tây vừa thu hoạch có thể nảy mầm trên 90% trong 7 - 10 ngày.​

Cách 2: Chọn củ đều, không nhiễm bệnh, phun dung dịch Gibberellin và Thioure vài lần. Sau đó ủ ấm và ẩm. Cứ hai ngày phun 1 lần dung dịch Lufain-91 (là chế phẩm kích thích nảy mầm và phá ngủ các loại hạt, củ). Phương pháp này có thể làm khoai tây mới thu hoạch nảy mầm trên 90% trong 10 - 12 ngày.​

Cách này thời gian ra mầm chậm hơn nhưng không mất thời gian đào hầm, tỷ lệ thối ít hơn cách 1, mầm khỏe hơn.​

Bổ củ giống để trồng

Điều kiện để bổ củ: Củ to trên 40 mm, tương đương trên 80 gram (18 - 25 củ/kg).​

đk bổ củ giống_1656312164.jpg

Cách bổ: Dùng dao sắc, lưỡi dao mỏng đã được xử lý qua nước xà phòng đặc, cồn 90 độ hoặc hơ dao qua lửa để bổ, vết cắt sẽ không bị dập, xước.​

Bổ dọc củ khoai (kiểu bổ cau). Một củ có thể bổ thành 2 hoặc nhiều miếng, đảm bảo miếng nào cũng có 2 - 3 mầm và có khối lượng trên 25 gram để dinh dưỡng trong củ được phân đều trong các miếng cắt.​

cách bổ khoai2_1656312418.jpg

Sau khi bổ được 10 - 15 củ hoặc sau khi bổ phải củ bị bệnh cần phải nhúng dao vào nước vôi, xà phòng đặc hoặc cồn để tránh lây bệnh sang củ khác.​

Có 2 cách bổ củ:​

Inkedbổ khoai_LI_1656313428.jpg

Bổ tách rời: Các miếng bổ được cắt rời ra. Để chống sự xâm nhập của nấm và vi khuẩn, hạn chế thấm nước để củ không bị thối cần xử lý vết cắt của củ theo các cách sau:​

Nếu trồng ngay hoặc sau 1 - 2 ngày trồng: Chấm vết cắt vào xi măng.​

Nếu trồng sau cắt 3 - 5 ngày: Chấm tro bếp đã hoai.​

Bổ củ cắt dính: Bổ trước trồng 7 - 10 ngày. Các miếng cắt không rời nhau ra còn dính với nhau ở phần cuối củ, vết cắt tự se lại.​

Sau khi bổ xong chưa trồng cần rải đều củ, để nơi thoáng mát, phủ bao tải ẩm lên trên để giữ ẩm, khi mặt cắt se khô mới đem trồng.​
 
Back
Top