Chuẩn bị mô, hố và bón lót hố

  • Người khởi tạo Người khởi tạo Văn Tuệ
  • Ngày bắt đầu Ngày bắt đầu

Văn Tuệ

Member
Thành viên BQT
Đắp mô

Vườn áp dụng đắp mô

Ở vùng đồng bằng nơi có tầng canh tác dày mực thuỷ cấp thấp và không bị ảnh hưởng bởi lũ lụt hàng năm.​

Cách làm: Tạo luống, giữa các luống có rãnh thoát nước, không cần đào mương. Trên các luống đắp mô rồi trồng cây lên mô. Đất làm mô trồng thường là đất mặt hoặc đất bãi ven đồi, ven sông.​

Ở những vùng thấp thường bị nước mưa làm ngập hàng năm.​

Cách làm: Sau khi lên liếp cần đắp mô để nâng cao tầng canh tác rồi mới trồng cây lên mặt mô. Cách lên liếp như kiểu 1, đất đắp mô nên được lấy từ đất mặt ruộng hoặc đất bãi ven đồi, ven sông.​

Ở những vùng có lớp đất mặt mỏng nhưng lớp đất dưới lại không tốt lắm, thậm chí có chút ít phèn.​

Cách làm: Lớp đất mặt đào ở mương lên được tập trung đắp thành các mô, phần đất xấu ở phía dưới được đưa vào phần còn lại của líếp.​

Thời gian đắp mô

Mô được đắp trước khi trồng 20 - 30 ngày kết hợp bón lót.​

Kích thước mô: cao 40 - 60 cm, đường kính 80 - 100 cm, tùy theo từng giống cây.​

bai 8_1637298060.png

Đào hố

Áp dụng ở những vùng đất cao như miền Đông Nam Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ, miền núi và trung du phía Bắc… nơi có nước tưới hoặc nước ngầm để tưới vào mùa khô.​

Không cần phải đào mương, lên liếp, chỉ đào hố, trồng ngang quanh mặt đất và đắp bờ vồng xung quanh để khi tưới nước trong mùa khô nước không bị tràn ra ngoài. Đến mùa mưa phá bờ vồng để cây khỏi bị úng nước, nếu không cây có thể bị chết và bị bệnh thối gốc chảy mủ khi bị úng nước.​

Áp dụng cho luống theo kiểu cuốn chiếu, lớp đất mặt dầy, tốt và lớp đất dưới không xấu lắm (không có phèn), luống đã được đắp cao.​

ho-trong_1637298134.jpg

Cách làm: Hố được thiết kế theo đường thẳng ở đất đồng bằng hoặc theo đường đồng mức ở đất đồi theo kiểu nanh sấu.​

Hố được đào trước trồng 1 tháng kết hợp bón lót.​

Kích thước hố:

Hố trồng cam có thể đào theo kích thước: 40 cm x 40 cm x 40cm, 60 cm x 60 cm x 60 cm hoặc 70 cm x 70 cm x 70 cm tùy theo từng loại đất có thể kích thước khác nhau.​

Đất xấu bón nhiều phân hữu cơ cần đào kích thước rộng hơn.​

Ở các vùng đất cứng, thoát nước kém hố đào sâu có thể trở thành vũng nước mưa, gây nghẹt rễ, cần có biện pháp thoát nước.​

bai 8-2_1637298092.png

Bón lót

Lượng phân bón

Phân chuồng 30 - 50 kg (hoặc phân hữu cơ sinh học với lượng 10 - 15 kg)​

Phân vô cơ​

bai 8-3_1637298260.png

Lưu ý: Bón lót trước khi trồng 1 tháng. Phân hữu cơ bón từ 30 - 50 kg/gốc (có thể thay phân hữu cơ bằng phân hữu cơ vi sinh có bán sẵn trên thị trường). Vôi bón từ 0,5 - 1 kg, tùy theo độ chua của đất. Nếu dùng phân đơn: đất có pH thấp (đất chua) nên dùng phân lân nung chảy. Phân đạm và kali cho cây cam nên dùng dạng sunphat (đạm sunphat/SA, kali sunphat).​

Công thức bón gợi ý: Phân chuồng 30 - 50 kg (hoặc phân hữu cơ sinh học với lượng 10 - ) + 0,5 kg supe lân (hoặc lân nung chảy) + 1,5 kg vôi (có thể bổ sung 200 gram DAP: 18%N, 46%P2O5 hoặc NPK 16 - 16 - 8) Kết hợp xử lý thuốc trừ sâu để trừ mối, kiến, dế….​

Cách bón

Bón cho mô (ụ): Đất đắp mô được trộn đều với toàn bộ lượng phân bón và thuốc trừ sâu trên (nếu bón phân tổng hợp NPK không bón phân đơn thì chỉ trộn phân chuồng, vôi và thuốc sâu), sau đó đắp thành mô theo kích thước phù hợp với từng giống. Phân tổng hợp NPK sẽ được bón khi trồng cây.​

Bón cho hố: Trộn đều lượng phân chuồng (hoặc phân hữu cơ sinh học), phân lân (có thể bổ sung 200 gram DAP: 18%N, 46%P2O5 hoặc N, P, K 16 - 16 - 8) với lớp đất mặt và lớp đất giữa (khi đào hố để riêng). Trả lớp đất dưới xuống hố, tiếp đó lấp phân và đất đã trộn xuống hố, dùng cuốc phá thành hố sau đó rải vôi lên mặt hố và lấp đất mỏng 2 - 3 cm. Tiếp đó bơm nước vào đầy hố, khoảng 10 - 15 ngày sau bón thuốc sâu trên mặt hố, dùng cuốc đảo trộn đều khoảng 15 ngày sau là trồng được.​
 
Back
Top