Chuẩn bị trước khi ghép

  • Người khởi tạo Người khởi tạo Khánh Ngân
  • Ngày bắt đầu Ngày bắt đầu

Khánh Ngân

Member
Thành viên BQT
Chọn thời vụ ghép

Ở đồng bằng sông Cửu Long có thể trồng xoài quanh năm, nhưng tốt nhất trồng vào đầu mùa mưa.​

Thời vụ ghép cũng có thể thực hiện quanh năm nhưng cần tính toán để khi cây đủ tiêu chuẩn đem trồng đúng với thời vụ trồng của xoài.​

Đồng bằng sông Cửu Long ghép vào khoảng tháng 6 - 9 là tốt nhất.​

Ở miền Bắc thường ghép cây vào mùa xuân hoặc mùa thu.​

Chuẩn bị gốc ghép

Yêu cầu của giống gốc ghép

Giống làm gốc ghép phải sinh trưởng khoẻ có khả năng thích ứng rộng với điều kiện địa phương.​

Giống làm gốc ghép phải có khả năng tiếp hợp tốt với thân cành ghép.​

Giống làm gốc ghép phải có khả năng chống chịu sâu bệnh và có khả năng chống chịu với điều kiện ngoại cảnh bất thuận.​

Dễ ươm giống, ít mọc mầm phụ ở gốc cây con.​

Một số giống xoài có thể làm gốc ghép tốt ở các vùng:​

Nam Bộ: Xoài Bưởi, xoài Thanh Ca.​

Duyên Hải miền Trung: Xoài Xẽ, xoài Cơm.​

Các tỉnh Miền Bắc: Xoài Mắc chai, xoài Hòn, muỗm, xoài Rừng.​

Vườn nhân cây gốc ghép:

Thực hiện như ở phần “Nhân giống bằng phương pháp gieo hạt”. Gốc ghép được gieo trực tiếp từ hạt xoài.​

nhân-giống-cây-con-trước khi ghếp_1646892305.jpg

Cây con trước khi ghép.

Chăm sóc cây con trước khi ghép:

Sau khi ra ngôi cần áp dụng đầy đủ các quy trình khác của kỹ thuật chăm sóc để cây gốc ghép sớm đạt tiêu chuẩn ghép. Cây đạt đường kính 0,6 - 1 cm thì ghép được. Yêu cầu gốc ghép phải thẳng.​

Trước khi ghép 1 - 2 tuần cần tiến hành vệ sinh vườn cây gốc ghép và tăng cường chăm sóc để cây có nhiều nhựa, tượng tầng hoạt động tốt.​

Nếu gốc ghép không lên nhựa thì ta phải tưới nước hay bón phân đạm 0,5% vào khoảng 10 ngày trước khi ghép, để tăng được tỷ lệ sống của cành ghép mắt ghép, và tăng cường được sự lưu thông nhựa ở cây.​

Chọn cành, mắt ghép tốt

Chọn cây mẹ

Chọn đúng cây đầu dòng có đặc tính mong muốn để lấy cành ghép hay lấy mắt ghép.​

Cây mẹ cung cấp cành ghép là cây non, chưa ra hoa quả càng tốt.​

Trên cây mẹ lấy cành ghép khi vừa ngừng một đợt ra lộc, từ lá xanh non chuyển sang màu xanh thẫm, gọi là lá chín. cành ghép đang lên nhựa (dấu hiệu bắt đầu một đợt sinh trưởng mới). Nếu cành ghép, mắt ghép không lên nhựa thì không bóc được mắt ghép.​

Chọn cành ghép

Chọn cành đủ tiêu chuẩn: Chọn những cành ghép trên cây mẹ ở vị trí giữa tầng tán và ngoài ánh sáng, cành bánh tẻ còn non, khỏe mạnh, còn mang chồi ngủ, có đường kính nhỏ hơn một ít hoặc bằng đường kính gốc ghép, cành ghép để khi ta ghép vào vừa khít với nhau.​

Lấy vào buổi sáng, trời khô ráo, không được làm ảnh hưởng đến cây mẹ và cành lấy mắt ghép.​

Cành ghép cắt xong phải được bảo quản ẩm. Tuổi cành ghép chọn phù hợp tuỳ thuộc vào thời vụ ghép khác nhau.​

Trong điều kiện cần vận chuyển đi xa, cần bảo quản trong điều kiện đủ ẩm, tránh nhiệt độ cao.​

Chọn mắt ghép

Chọn cây có vỏ dễ bóc.​

Chọn những cành có mắt ngủ nổi rõ (mắt ghép chưa bật chồi).​

Để lấy mắt ghép được dễ dàng thì sau khi chọn cành xong, tiến hành khoanh vỏ, khoảng 7 - 10 ngày sau thì cắt cành để lấy mắt, mắt ghép sẽ dễ tróc và phát triển nhanh sau khi tháo.​

Đối với xoài khi lấy mắt cần tách sâu vào bên trong mang theo cả gỗ để tránh giập, bể mắt ghép, sau đó loại bỏ gỗ khi ghép. Mắt ghép loại bỏ phần gỗ gọi là bo da.​

Đối với những mắt ghép xanh (non), không cần loại bỏ phần gỗ ở mắt ghép.​
 
Back
Top