Chuyển lúa sang sả, nông dân vui

VietPlant - Quản trị viên

Administrator
Thành viên BQT
Huyện Tân Phú Đông, tỉnh Tiền Giang là một vùng đất cù lao ven biển với điều kiện tự nhiên khá khắc nghiệt. Mỗi năm, nơi đây phải chịu từ 3 đến 6 tháng nước nhiễm mặn, khiến việc trồng lúa gặp nhiều khó khăn. Hàng năm, nông dân chỉ sản xuất được một vụ lúa, năng suất thấp. Để thích nghi với điều kiện hạn mặn, nông dân đã chuyển đổi sản xuất từ cây lúa sang cây sả.​


screenshot_1748310161_1748310181.png


Diện tích trồng sả hàng năm của Tân Phú Đông khoảng 2.900 ha. Ảnh: Minh Đảm.


Nhờ việc chuyển đổi hiệu quả, sả đã trở thành cây trồng chủ lực của huyện Tân Phú Đông. Tính đến năm 2015, diện tích xuống giống cây sả chỉ khoảng 831 ha. Đến năm 2018, diện tích cây trồng này đã tăng lên khoảng 1.600 ha. Hiện nay, bình quân hàng năm huyện xuống giống khoảng 2.900 ha, tập trung tại hai xã Phú Đông và Phú Thạnh, trở thành vùng chuyên canh sả lớn nhất tỉnh Tiền Giang.​


Theo Phòng Nông nghiệp và Môi trường huyện Tân Phú Đông, mỗi năm, nông dân thu hoạch cây sả được 2 vụ, năng suất từ 12-15 tấn/ha/vụ. So với cây lúa, thu nhập từ cây sả mang lại hiệu quả cao gấp 3 lần, nên được đánh giá là cây trồng giúp nông dân thoát nghèo.​


Ông Đỗ Minh Cảnh ở ấp Cả Thu, xã Phú Thạnh là một trong những “tỷ phú sả” của địa phương nhờ chuyển đổi từ cây lúa sang cây sả 10 năm nay. Với 13 ha đất chuyên canh cây sả, mỗi năm ông thu lãi lên tới gần 1 tỷ đồng. Theo ông, cây sả rất dễ trồng, mùa khô cày ải phơi đất, mùa mưa xuống giống. Trong suốt vụ chỉ rải phân 3 lần, xịt thuốc 4 lần và không phải tưới nước.​


screenshot_1748310256_1748310270.png


Chuẩn bị giao sả cho thương lái. Ảnh: Minh Đảm.


Vụ này, ông Cảnh vừa xuống giống xong là bán luôn cho thương lái với giá 500 triệu đồng (một năm trồng 2 vụ sả). Ông nói, việc rải phân phun xịt là thương lái làm hết, chỉ phải làm sạch cỏ trên ruộng sả cho họ mà thôi. Còn nếu tự đảm nhận công việc chăm sóc cây sả đến khi thu hoạch, thu nhập của nhà nông sẽ tăng lên khoảng 60-70 triệu đồng/ha.​


 
Back
Top