Cố định cây
Chuẩn bị cọc: Khi mang cây đi trồng cũng chuẩn bị cọc và mang đi cùng với cây để trồng xong là cắm cọ cố định cây luôn.
Thông thường các vật liệu tre, nứa, gỗ để làm cọc có đường kính 1,5 - 2,0 cm; dài 1,0 - 1,2 m. Tuỳ theo kích thước của cây giống, điều kiện thời tiết khí hậu của vùng mà có thể chuẩn bị số lượng và kích thước cọc cho thích hợp. Số cọc chuẩn bị ít nhất là bằng số lượng cây trồng và nhiều nhất là gấp 3 lần số lượng cây cần trồng. Ở vùng hay có gió mạnh, về vụ mưa, cây giống to cao thì nên sử dụng 3 cọc cho 1 cây.
Dây buộc: Có thể dùng các loại dây mềm như nilon, lạt tre, sợi đay…
Đóng cọc và cố định cây: Cọc được vát nhọn, đóng chắc chắn theo thế chân kiềng, tạo góc 45 - 50 độ so với thân cây. Điểm tiếp xúc của thân cây với cọc ở trạng thái tự nhiên để khi cố định cây vào cọc không làm ảnh hưởng xấu đến tư thế cây và bộ rễ. Dùng dây cột chặt vừa phải cọc với thân cây không gây tổn thương lớp vỏ thân chỗ tiếp xúc.
Tủ gốc
Có thể sử dụng các loại cỏ, rơm rạ khô để tủ gốc.
Ở những vùng khan hiếm nước, về mùa khô có thể dùng nilon để che phủ vùng đất quanh gốc cây sau khi tưới đủ nước.
Giặm cây
Đào hố kích thước sâu 30 x 30 x 30 cm bón phân chuồng hoai (4 kg/hố) trộn đều với đất, đặt bầu cây ngay ngắn, cổ rễ thấp hơn mặt đất 2 - 3 cm sau đó lấp đất chặt xung quanh bầu, cố định cây vào cọc, tủ gốc bằng cỏ, lau lách, rơm rạ để giữ ẩm.
Thời vụ giặm là tháng 2 - 3 và tháng 8 - 9, chọn những ngày trời râm mát, đất đủ ẩm để tiến hành trồng giặm, nếu giặm xong trời hạn phải tưới nước.
Đảm bảo cây trồng giặm không bị cỏ dại lấn át và sâu bệnh gây hại.