Đảm bảo đủ nước cho ruộng cấy

  • Người khởi tạo Người khởi tạo Hương Thảo
  • Ngày bắt đầu Ngày bắt đầu

Hương Thảo

Member
Thành viên BQT
Cần thay đổi phương thức tưới nước truyền thống cho cây lúa

Hiện nay hầu hết ruộng lúa nước đều giữ nước trên ruộng khoảng 3 - 7 cm trong suốt quá trình sinh trưởng, phát triển của cây lúa. Cách tưới nước cho lúa như vậy vừa tốn nước tưới vừa không tốt cho sự phát triển của cây lúa.​

bai 7-4_1630380186.jpg

Xả nước để ruộng luôn giữ mức nước 3 - 7 cm.

Tác hại của tưới ngập thường xuyên: Cây lúa sinh trưởng chậm, đẻ nhánh kém, rễ lúa thiếu ôxy nên phát triển kém, đôi khi còn gặp hiện tượng nghẹt rễ, làm cho lúa bị bệnh vàng sinh lý. Ngoài ra, ruộng bị ngập nước thường xuyên còn gây nên việc thải nhiều khí hiệu ứng nhà kính như: CH4, N2O… Do vậy, điều tiết nước hợp lý theo từng giai đoạn sinh trưởng của lúa là biện pháp tốt nhất.​

IRRI (Viện nghiên cứu lúa quốc tế - Philippin) đã đưa ra kỹ thuật tưới "ướt - khô xen kẽ". Phương pháp tưới này tạo điều kiện cho cây lúa sinh trưởng, phát triển tốt hơn, năng suất cao hơn (cao hơn 10 - 15% so với tưới ngập), tạo điều kiện cho rễ lúa ăn sâu huy động được nhiều dinh dưỡng, hạn chế đổ ngã.​

bai 7-3_1630382110.png

So sánh giữa 2 ruộng lúa áp dụng 2 phương pháp tươi nước khác nhau.

Kỹ thuật tưới "ướt - khô xen kẽ"

Giai đoạn cấy - đẻ nhánh khi cấy, ruộng cần xâm xấp nước để ruộng không quá khô khó cấy. Ngược lại để nhiều nước cấy sẽ bị thưa, tỷ lệ mạ nổi nhiều.​

Sau cấy, ở vụ xuân lúa chưa bén rễ hồi xanh gặp rét cần cho nước vào ruộng ngập 2/3 cây lúa. Trước khi bón thúc, cho nước vào ruộng 3 - 4 cm. Bón phân xong tiến hành làm cỏ sục bùn để phân bón không bay hơi. Để ruộng khô tự nhiên.​

Giai đoạn sinh trưởng dinh dưỡng từ đẻ nhánh đến bắt đầu phân hóa đòng: Giai đoạn này áp dụng tưới ướt - khô xen kẽ.​

Trước khi bón thúc cho nước vào ruộng 3 - 4 cm. Sau khi bón thúc để ruộng tự khô.​

Khi nào mặt ruộng nứt chân chim (đối với đất thịt nhẹ - thịt nặng) và se khô lớp mặt (đối với chân đất cát) cho nước vào 3 - 5 cm và lại để ruộng tự khô; lặp đi lặp lại nhiều lần càng tốt.​

Lưu ý:

Với những nơi không có điều kiện tưới tiêu tốt và chân đất pha cát nhanh mất nước, cần giữ nước nông 3 - 4 cm từ sau cấy, đến khi lúa đẻ nhánh kín đất (đạt được số dảnh cơ bản) thì tháo cạn kiệt để ruộng nứt nẻ chân chim, sau đó cho nước vào ruộng để bón kali.​

Giai đoạn sinh trưởng sinh thực:

Khi lúa đứng cái (phần thân sát gốc tròn không dẹp), lúa bắt đầu phân hóa đòng khoảng 40 - 50 ngày sau cấy, cho nước vào ruộng 4 - 5 cm bón kali. Duy trì mực nước đến trước khi thu hoạch 10 - 15 ngày, sau đó rút cạn nước phơi ruộng.​

Xác định thời điểm cho nước vào ruộng lúa sau phơi khô

bai 7-cah lam ong nhua-horz_1630381929.jpg

Đây là việc làm rất quan trọng, tốt nhất nên dùng ống nhựa (ống nước bằng nhựa đường kính 15 cm, chiều dài 30 cm đục các lỗ xung quanh ống bên trong có chia vạch 5 cm) để theo dõi. Đóng ống xuống ruộng sâu 20 cm và trên mặt ruộng 10 cm.​

bai 7-2_1630381955.jpg

Phơi ruộng khi nào mực nước trong ống hạ xuống 15 cm so với mặt ruộng, tiến hành cho nước vào như nêu ở trên.​
 
Back
Top