Khoanh vỏ
Từ đầu tháng 8 âm lịch, hạn chế bón các loại phân có hàm lượng Đạm (N) cao để đến trung tuần tháng 8 bắt đầu khoanh vỏ.
Đối với cây đào to, đã trồng nhiều năm:
Dùng dao mỏng khoanh 2 vòng tròn cách nhau 2 mm quanh các cành cách thân chính 5 cm.
Bóc lớp vỏ giữa 2 vòng khoanh bỏ đi và dùng băng dính cuốn che bên trên vết khoanh.
Buộc chặt để nước mưa khỏi đọng chỗ vỏ bị khoanh làm thối vỏ.
Đối với cây đào trồng năm 1, 2:
Dùng dao mỏng cắt khoanh 1 vòng tròn đều quanh thân cây ở dưới chỗ phân cành 5 – 10 cm.
Lưu ý:
Cây khỏe khoanh trước, cây yếu khoanh sau.
Khoanh vỏ vào ngày nắng.
Sau 1 tuần khoanh vỏ, lá đào sẽ chuyển từ màu xanh đậm sang vàng nhạt và hơi rủ xuống. Nếu lá vẫn xanh đậm thì tiếp tục cắt thêm một khoanh vỏ nữa phía trên vết khoanh trước.
Tuốt lá đào
Từ tháng 10 âm lịch, ngừng bón phân vào gốc và hạn chế tưới nước để chuẩn bị tuốt lá.
Giống đào Bích GL2-1 tuốt lá khoảng ngày 10/11 âm lịch (trước Tết 50 ngày).
Giống đào Phai GL2-2 tuốt lá khoảng ngày 15/11 âm lịch (trước Tết 45 ngày).
Giống đào Bạch GL2-3 tuốt lá khoảng 20/10 âm lịch (trước Tết 40 ngày).
Tuốt bằng tay, nên bứt từng lá để tránh gãy mầm nụ, tuốt toàn bộ lá trên cành và cây để kích thích mầm nụ phát triển nhanh.
Những cây đào sinh trưởng mạnh tuốt trước, sinh trưởng yếu tuốt sau.
Lưu ý:
Nên tiến hành tuốt lá làm 2 đợt, cách nhau 7 ngày để hạn chế rủi ro do điều kiện thời tiết.
Đợt 1: Tuốt 1/2 số lá trên cành phía gốc.
Đợt 2: Tuốt 1/2 số lá trên cành phía ngọn.
Khi tuốt kông được làm mất phần chân lá dính vào cành, dễ mất mầm nụ.