Dinh dưỡng giai đoạn ra hoa

TS.Nguyễn Văn Biếu

Member
Thành viên BQT
Sau giai đoạn để khô hạn, thấy trên cây đã xuất hiện mầm hoa nhỏ ở dưới cành (còn gọi là các mắt cua) thì dỡ bạt, tưới nước và bón phân.​

Giai đoạn này cây rất cần các nguyên tố trung lượng, vi lượng để hình thành hạt phấn, sức sống của hạt phấn và tạo độ dai chắc cho cuống hoa.​

b19-mắt cua_1627553731.png

Cây ra mầm hoa (mắt cua).

Bón phân vô cơ lần 2

Thời điểm bón: Trước khi thấy mầm hoa nhỏ ở dưới cành còn gọi là các mắt cua.​

Ở Tây Nam Bộ: Bón phân vô cơ có hàm lượng lân cao theo công thức N:P:K:Mg (10:50:17:2) với liều lượng 2 - 3 kg/cây để giúp quá trình ra hoa dễ dàng.​

Ở Đông Nam Bộ và Tây Nguyên: Bón 1,5 kg - 2,0 kg NPK 8 - 14 - 12 hoặc 7 - 17 - 12​

Cách bón: Xới đất nhẹ, rải phân trong tán, cách gốc 20 cm, lấp đất nhẹ, tưới nước và tủ gốc. Nếu cây xấu có thể bón thêm 1 kg NPK loại 15 - 15 - 15 /cây.​

b17-bón phân sau thu hoạch_1627554683.png

Xới đất, rải phân trong tán, tưới nước rồi tủ gốc cho cây.

Phun phân bón lá

Giai đoạn này khuyến cáo sử dụng phân bón lá để cung cấp dinh dưỡng cho cây, không nên sử dụng phân bón gốc vì rất dễ ra lá non ở các chùm bông, khi đó dinh dưỡng tập trung nuôi lá làm hoa nhỏ lại, cuống hoa dài, yếu ớt, ảnh hưởng đến đậu quả, nuôi quả.​

b21-phun phân bón lá khi hoa nở_1627554927.jpg

Khi nụ hoa hình thành có thể tiến hành phun phân bón lá.

Thời điểm phun: Khi nụ hoa hình thành rõ.​

Loại phân: Sử dụng phân bón lá NPK 20 - 20 - 20 + TE và Botrac.​

phân bón lá npk 202020 (2)_1627555087.jpg

Phân bón lá NPK 20 - 20 - 20.

Cách phun: Phun định kỳ 7 - 10 ngày cho đến khi quả được 60 ngày tuổi.​

Lưu ý

Khi hoa chuẩn bị nở, phun thuốc Agri - Fos 400 giúp hạt phấn khỏe, đậu quả tốt và hạn chế được nấm bệnh gây hại. Nồng độ phun 0,5% tương ứng 0,5 lít/100 lít nước. Kết hợp với thuốc trừ sâu để phòng sâu ăn hoa. Phun ướt đều mặt trên và mặt dưới lá vào sáng sớm hoặc chiều mát.​

Trường hợp cây đang ra nụ mà ra đọt non thì sử dụng NPK 20-20-20, với liều lượng gấp đôi bao bì hướng dẫn. Xịt lúc trời mát. 7 - 10 ngày xịt 1 lần, liên tục cho đến khi lá già mới thôi.​

Trường hợp hoa xả nhị mà cây ra đọt non thì phải phun phân MKP 0-52-34 với liều lượng 4 kg/phuy 200 lít để hạn chế đọt non, lá non phát triển, tránh tình trạng cạnh tranh dinh dưỡng giữa lá và quả non gây rụng quả non.​

Nên cho cây ra đọt cùng lúc với thời điểm ra mắt cua. Vì như thế, khi hoa xổ nhụy nuôi quả non thì lá bước vào giai đoạn lá lụa, không phát triển thêm cơi đọt để không cạnh tranh dinh dưỡng làm rụng quả non.​

Sau khi tỉa hoa (giai đoạn nụ hoa dài 2 - 4 cm, trước hoa nở 1 tháng) nếu thấy cây chưa nhú đọt non bón bổ sung 1 kg DAP/cây nhằm kích thích ra đọt non, đồng thời tưới đều nước và luôn giữ mặt đất có độ ẩm ổn định.​

Nếu cây quá khó ra đọt non, thì ngoài bón phân nên phun thêm phân bón lá và chất điều hòa sinh trưởng để đánh thức mầm ngủ.​

Khi cây đang nở hoa không bón phân vì nếu thời kỳ này bón thừa phân, đặc biệt là phân đạm sẽ có tác dụng kích thích sinh trưởng làm cho cây sầu riêng ra đọt non ở thời điểm khi hoa nở sẽ giảm tỉ lệ đậu quả và từ ngày thứ 20 - 55 sau khi hoa nở sẽ làm rụng quả và tăng tỉ lệ quả méo mó.​
 
Back
Top