Định vị cây
Ở vùng hay có gió mạnh, mùa mưa, cây giống to cao thì nên sử dụng 3 cọc cho 1 cây.
Cọc được vót nhọn, đóng chắc chắn theo thế chân kiềng, tạo góc 45 - 50 độ so với thân cây hoặc đóng thẳng theo thân cây.
Điểm tiếp xúc của thân cây với cọc ở trạng thái tự nhiên để khi cố định cây vào cọc không làm ảnh hưởng xấu đến tư thế cây và bộ rễ.
Dùng dây cột chặt vừa phải cọc với thân cây không gây tổn thương lớp vỏ thân chỗ tiếp xúc. Thông thường ta buộc cọc chống cây khoảng 2/3 chiều cao thân cây là vừa.
Nguyên liệu:
Cây cọc: Thông thường ta nên dùng các vật liệu tre, nứa, gỗ để làm cọc có đường kính 1,5 - 2,0 cm, dài 1,0 - 1,2 m.
Dây buộc: Dùng các loại dây mềm như nilon, dây nhựa…
Tuỳ theo kích thước của cây giống, điều kiện thời tiết khí hậu của vùng mà có thể chuẩn bị số lượng và kích thước cọc cho thích hợp.
Số cọc cần chuẩn bị ít nhất là mỗi cây một cọc, nhiều nhất là gấp 3 lần số cây bơ trồng.
Tủ gốc
Trồng xong dùng rơm rạ khô, thân, lá cây khô... tủ quanh gốc cây một lớp dày khoảng 5 - 10 cm và cách xa gốc khoảng 10 - 20 cm, rồi lấp lên 1 lớp đất mỏng để chống gió bay và chống cháy.
Che nắng, gió
Nếu sau trồng trời nắng gắt, ta nên che bớt ánh nắng cho cây. Dùng lưới che hoặc cành cây che bớt nắng gắt vào buổi trưa.
Những vùng có gió mạnh, cũng cần che chắn gió cho cây. Bà con có thể tận dụng bao tải, các loại cọc tre, cành cây tạo thành bờ che gió, thông thường gió 1 bên nên ta chỉ che 1 bên là được.