Ưu điểm
Ở thời kỳ kinh doanh, đốn chè giúp phá bỏ ưu thế sinh trưởng đỉnh của cây và kích thích các chồi ngủ, chồi nách mọc thành nhiều cành non mới. Làm cho cây luôn ở trạng thái sinh trưởng dinh dưỡng, cây trẻ lâu; hạn chế sự ra hoa, kết quả.
Tạo ra bộ khung tán trẻ, khỏe; tăng đường kính tán chè, diện tích bề mặt tán; tăng mật độ cành và búp trên tán, tạo cơ sở cho sản lượng búp cao.
Đồi chè đốn bằng máy.
Loại trừ các cành già yếu, sâu bệnh không còn khả năng phát sinh và nuôi dưỡng những cành búp tươi.
Đối với những nương chè già cỗi, đốn nhằm thay thế một phần hoặc toàn bộ khung tán tăng cường sức sống cho cây.
Tạo bộ khung tán ngang tầm người hái, nâng cao năng suất lao động.
Búp chè ra mới sau khi đốn.
Hạn chế
Thường chỉ xảy ra khi bà con đốn sai quy trình. Ví dụ đốn chè làm tổn thương cây, những vết thương đó sẽ là nơi sâu hại, bệnh hại dễ dàng xâm nhập. Hay khi đốn không đúng mùa vụ, đốn sai mục đích...
Dụng cụ: Dao đốn, kéo đốn, máy đốn.
Cách đốn:
Khi đốn vết đốn vát 45 độ, nhẵn, không dập nát, tán phẳng đều.
Hàng chè sau khi đốn.
Khi đốn trẻ các cành xung quanh có vết đốn vát quay về tâm cây chè để cây phân tán đều. Đốn xong cần tiến hành kiểm tra vết đốn, nếu chưa đảm bảo kỹ thuật phải sửa lại cho đúng kỹ thuật.
Chú ý: Đốn tạo tán có mặt phẳng nghiêng theo sườn dốc.
Giới thiệu kỹ thuật đốn chè bằng máy:
Hiện nay trên thị trường đã có một số loại máy đốn, hái chè. Các loại máy này đều là máy nhập ngoại từ Trung Quốc, Nhật hay Đài Loan. Sử dụng máy thì năng suất lao động cao. Tuy nhiên, chỉ nên áp dụng cho những nương chè có độ đồng đều cao.
Một loại máy đốn chè.
Thường có 2 loại máy đốn phớt kiêm hái chè và máy đốn cành la (đốn lửng, đốn đau). Các máy này có nguyên lý hoạt động tương tự như chiếc tông-đơ của thợ cắt tóc hoặc máy cắt cỏ. Chỉ khác là máy được lắp một động cơ xăng để cắt thay vì lực cơ học của bàn tay.
Cho máy nổ, điều chỉnh tay ga để thay đổi tốc độ, cắt càng nhanh thì vết cắt càng gọn. Nâng tầm cắt đến độ cao theo mức đốn của quy trình và cắt sao cho đồng đều trên mặt tán chè.
Sử dụng máy đốn chè giúp tiết kiệm nhiều thời gian, nhân lực.
Khi sử dụng máy đốn phớt hoặc hái chè, kết hợp bao thu gom sản phẩm.
Sau khi không sử dụng, cần tháo rời các linh kiện ra khỏi giá máy, lau chùi sạch, bôi dầu mỡ và xếp vào hộp máy. Bảo quản nơi khô ráo.
Thời vụ đốn chè
Thời vụ đốn tốt nhất từ tháng 11 đến tháng 1 năm sau, khi cây chè ngừng sinh trưởng. Tập trung vào tháng 1, nên đốn sau các đợt sương muối 10 - 15 ngày.
Đốn khi trời râm mát hoặc có mưa nhỏ là tốt nhất. Không đốn khi tiết trời nắng hanh khiến chè bị khô đầu cành.
Nương chè ra hoa cũng là thời điểm cần đốn thân chè cũ để cây ra búp mới.
Ở vùng có ẩm độ tốt, chủ động tưới nước thì có thể áp dụng biện pháp đốn 1 phần diện tích vào tháng 4 - 5 sau đợt chè xuân để rải vụ thu hoạch.
Các dạng đốn chè ở thời kỳ kinh doanh
Tuỳ theo độ cao, mức độ đốn và sinh trưởng của nương chè mà quyết định dạng đốn như sau:
Đốn phớt:
Đối với những cây chè còn sung sức thực hiện đốn phớt hoặc sửa bằng cách vết đốn cũ 5 - 7 cm.
2 năm sau khi đốn tạo hình, mỗi năm đốn trên vết đốn cũ 3 - 5 cm. Những năm tiếp theo, mỗi năm đốn cao thêm 2 - 3 cm. Khi vết đốn cuối cùng cao 70 cm, hàng năm đốn cao thêm 1 - 2 cm
Đốn lửng:
Những nương chè đốn phớt nhiều năm cao quá 90 cm và chè bị sâu bệnh nhiều, búp chè nhỏ, năng suất giảm thì đốn lửng cách mặt đất 60 - 65 cm, nếu năng suất còn khá nhưng cây quá cao thì đốn cách mặt đất 65 - 70 cm.
Chú ý: Hái đợt đầu sau đốn cần chừa lại 3 - 4 lá chừa để cây duy trì bộ lá cho quang hợp.
Đốn đau:
Những nương chè đã đốn lửng nhiều năm, cây phát triển kém, năng suất thấp, giảm rõ rệt thì đốn cách mặt đất 40 - 45 cm.
Trước khi đốn đau cần phải bón lót định kỳ theo quy trình. Sau khi đốn cần hái chè theo phương pháp nuôi tán, chỉ hái những búp chè cao hơn 60 cm.
Đối với những cây chè bị đốn quá đau, hái sát, tầng tán lá mỏng cần nuôi chừa tán xuân từ 5 - 7 lá, sau đó hái bình thường.
Đốn trẻ lại:
Đốn chè giai đoạn kinh doanh.
Đối với những cây chè quá cao nhiều cành yếu, đốn trẻ lại đưa về độ cao 2,5 - 3 m để tạo lại bộ tán (ở độ cao có diện tích mặt tán lớn nhất).
Những nương chè già cỗi, đã được đốn đau nhiều lần, năng suất giảm thì đốn trẻ lại cách mặt đất 10 - 12 cm. Trước khi đốn phải bón phân chuồng, lân theo quy trình trước 1 năm.
Chú ý: Đốn đau trước, đốn phớt sau; đốn tạo hình chè con trước, đốn chè trưởng thành sau. Vết đốn dứt khoát, không bị dập xước.