Giá lúa gạo ngày 25/4/2023

TS.Nguyễn Văn Biếu

Member
Thành viên BQT
Hôm nay, giá lúa tại các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long tăng giảm không đồng nhất.

Giá lúa gạo tại Đồng bằng sông Cửu Long

Theo dõi thị trường lúa gạo ngày 25/4/2023 tại Đồng bằng sông Cửu Long, hiện nay giá lúa tăng giảm không đồng nhất ở các địa phương.​

Tại Bến Tre, các giống lúa khô chất lượng cao như ST24, OM 4218 tăng nhẹ 100 đồng. Hiện lúa ST24 giá 7.900 đồng/kg; OM 4218 giá 5.800 đồng/kg. Các mặt hàng lúa khô khác, giá vẫn duy trì ổn định. Giá OM 6976 6.300 đồng/kg; OM 5451 6.400 đồng/kg, IR 50404 5.500 đồng/kg.​

ttxvn_20210814_thu_hoach_lua_1682406980.jpg

Hôm nay giá lúa tăng giảm không đồng nhất tại các tỉnh ĐBSCL.

Còn tại Hậu Giang, đa số các mặt hàng lúa tươi thương lái thu mua tận ruộng ngày hôm nay đều giảm từ 100-200 đồng/kg. Lúa IR 50404 còn 6.000 đồng/kg; lúa OM 18 còn 6.600 đồng/kg; lúa thơm RVT 7.100 đồng/kg, OM 6976 còn 6.500 đồng/kg. Mặt hàng lúa khô ở Hậu Giang hôm nay ghi nhận tăng nhẹ 100 đồng ở chủng loại lúa RVT và OM 5451. Lúa thơm RVT 8.500 đồng/kg; lúa OM 5451 7.800 đồng/kg.​

Khảo sát đối với giá gạo hôm nay, giá gạo các loại vẫn ổn định. Tại các cửa hàng lương thực gạo Jasmine 15.000 đồng/kg; gạo thường 12.500 đồng/kg; gạo thơm lài sữa 14.300 đồng/kg; gạo nàng Thơm 17.500 đồng/kg; gạo Đài Loan 15.000 đồng/kg.​

Hậu Giang chuẩn bị sản xuất lúa Hè thu

Dự báo năm 2023 tình hình hạn hán, nước mặn xâm nhập, thiếu nước ngọt sản xuất sẽ diễn ra gay gắt. Dự báo có hàng chục ngàn ha lúa Hè thu sẽ thiếu nước tưới, do đó hiện nay chính quyền và người dân trong tỉnh Hậu Giang đang chủ động các giải pháp để ứng phó.​

Vụ lúa Hè thu này, tỉnh Hậu Giang có kế hoạch gieo sạ 74.500ha lúa, chia làm 2 đợt. Bên cạnh các giống lúa chủ lực như OM18, OM5451, Đài thơm 8, nông dân trong tỉnh còn sử dụng một số giống thích nghi với điều kiện tại địa phương và có khả năng chống chịu mặn như ST 24, ST25, OM4496, OM734… Hiện, bà con vừa gieo sạ kết thúc đợt 1, với diện tích hơn 46.300ha và chuẩn bị gieo sạ đợt 2 từ ngày 02-09/5/2023.​

screenshot_1682406732_1682406865.png

Nông dân làm đất chuẩn bị vụ lúa Hè thu mới.

Để sản xuất vụ lúa Hè thu được thắng lợi, nông dân cần vệ sinh đồng ruộng, cày vùi rơm rạ, phơi đất trên 3 tuần trước khi gieo sạ để đảm bảo thời gian cách ly sinh vật gây hại giữa 2 vụ và để rơm rạ phân hủy nhằm tránh ngộ độc hữu cơ (thối rễ) cho lúa.​

Ngành nông nghiệp cũng khuyến cáo nông dân sử dụng nấm Trichoderma để đẩy nhanh quá trình phân hủy rơm rạ. Sạ hàng, sạ cụm, sạ thưa với lượng giống dưới 100 kg/ha hoặc cấy. Ưu tiên biện pháp cấy để hạn chế đổ ngã và giúp lúa chống chịu tốt trong điều kiện bất lợi như mưa, bão hoặc hạn mặn.​

Áp dụng các quy trình canh tác lúa tiên tiến như 3 giảm 3 tăng, 1 phải 5 giảm, SRP (sản xuất lúa theo tiêu chuẩn bền vững), IPM (quản lý dịch hại tổng hợp), ứng dụng công nghệ sinh thái, sử dụng chế phẩm nấm xanh trong phòng trừ rầy nâu.​

Hạn chế phun thuốc trừ sâu, rầy đối với trà lúa dưới 40 ngày sau sạ để bảo tồn thiên địch trên đồng ruộng, tránh bộc phát dịch hại ở giai đoạn sau. Bón phân cân đối giữa đạm - lân - kali, không bón thừa đạm, nhất là trên các trà lúa giai đoạn mạ - đẻ nhánh.​

Theo Viện Chính sách
 
Back
Top