Giao nhận, bảo quản mủ

  • Người khởi tạo Người khởi tạo Khánh Ngân
  • Ngày bắt đầu Ngày bắt đầu

Khánh Ngân

Member
Thành viên BQT
Giao nhận mủ

Đối với mủ nước: khi đổ mủ nước từ thùng trút sang thùng chứa phải dùng rây lọc mủ với kích thước lỗ 5 mm và cần phải có các biện pháp che đậy (nắp đậy, màng phủ thùng...) để tránh vật lạ, lá cây rơi vào mủ. Sau khi trút, mủ nước được tập kết tại điểm giao nhận, có đánh dấu số hoặc tên của người cạo và mã thùng chứa mủ (mã bao bì) đối với những nông trường nghiệm thu mủ cho công nhân bằng cân đồng hồ.​

chất lượng mủ_1676538111.png

Đối với mủ đông: thực hiện thu gom, phân loại và vệ sinh - loại bỏ các tạp chất có thể nhìn thấy được như lá cây, vỏ cây, côn trùng, sợi bao PP, PVC, kim loại, đất cát và các loại tạp chất khác. Sau đó tập kết và sắp xếp trật tự tại điểm giao nhận.​

giao nhân_1676537782.png

Tại điểm giao nhận, mủ được cân đo theo từng phần cạo, ghi đầy đủ số liệu vào phiếu theo dõi sản lượng, có ghi nhận cả phần chất lượng mủ, sau đó sẽ tập trung để đưa về nhà máy. Khi đổ mủ nước vào bồn của xe chở mủ phải có lưới lọc với kích thước lỗ 3 mm.​

Ở các đơn vị có diện tích lớn, mỗi cụm 50 - 100 ha, lập một trạm giao nhận mủ. Tại trạm giao nhận mủ, có thể thiết lập hồ chứa tập trung để người cạo có thể nghỉ sau khi giao mủ cho đại diện nhóm.​

Bảo quản mủ trong quá trình vận chuyển đến nhà máy

bảo quản mủ3_1676538066.png

Nguyên liệu mủ nước chế biến cao su khối SVR và cao su tờ RSS: được bảo quản bằng dung dịch amonia (NH). Chỉ chống đông khi mủ đang ổn định (mủ ở trạng thái lỏng tự nhiên, không bị đông cục bộ). Hàm lượng NH, cần chống đông tùy theo thời gian thu gom, thời gian vận chuyển và các điều kiện cụ thể khác.​

Nguyên liệu mủ nước tiếp nhận tại nhà máy phải bảo đảm pH mủ nước 8 đơn vị và hàm lượng NH, do nhà máy tính toán và yêu cầu.​

Nguyên liệu mủ nước chế biến cao su ly tâm: bảo quản mủ nước bằng dung dịch NH, có nồng độ 10% với hàm lượng từ 0,3 - 0,4% trên khối lượng mủ nước. Lượng NH, cần sử dụng do nhà máy tính toán và yêu cầu. Lượng dung dịch này (tương ứng với lượng mủ thu hoạch) được chia thành hai phần:​

+ Phần 1: 70% lượng dung dịch NH, được cấp phát tại lô mỗi ngày cho mỗi người cạo để cho vào thùng chứa 35 lít. Phải đổ NH, vào thùng trước khi đổ mủ nước vào. Việc bảo quản này rất quan trọng để khống chế VFA tăng từ mủ nước trong thùng 35 lít.​

+ Phần 2: 30% lượng dung dịch còn lại cho vào bồn chứa mủ của xe vận chuyển. NH, phải được đổ vào bồn chứa trước khi đổ mủ vào.​

Nguyên liệu mủ đông: không sử dụng bao PP, PVC làm dụng cụ chứa, che đậy, lót sàn mủ trong quá trình bảo quản và vận chuyển. Khi tồn trữ, phải tách biệt từng loại để dễ dàng nhận diện loại mủ và thời gian tiếp nhận, không lẫn lộn với nhau.​
 
Back
Top