Gieo thẳng bằng tay ở miền Bắc

TS.Nguyễn Văn Biếu

Member
Thành viên BQT
Gieo bỏ khóm

Hình thức này ít thực hiện ở vùng đồng bằng, chủ yếu ở nương rẫy. Không cần làm đất kỹ, chọc lỗ rồi bỏ hạt. Mỗi khóm gieo 3 - 4 hạt thóc đã ngâm nảy mầm.​

Tuỳ tính chất đất, tùy theo giống, khả năng phân bón mà quyết định mật độ gieo cho hợp lý.​

Mật độ gieo thường áp dụng hàng x hàng 20 - 25 cm, khóm x khóm 11 - 12 cm, đảm bảo từ 35 - 45 khóm/m². Gieo bỏ khóm tốn công gieo nhưng thuận lợi cho việc làm cỏ, sục bùn, phòng trừ sâu bệnh.​

Gieo vãi bằng tay

Đây là biện pháp hiện đang được áp dụng rộng rãi.​

Kỹ thuật làm đất:

Làm đất kỹ và san phẳng mặt ruộng như làm đất mạ sao cho thoát nước. Khi làm đất phải nhặt sạch hết cỏ dại.​

bai 16-lam dat gieo thang_1629968203.png

Giữ nước ở ruộng từ khi làm đất đến khi gieo. Nếu nước cạn sớm, mặt ruộng đã "se", phải ống lại cho lầm mặt ruộng để khi gieo, hạt thóc văng ra mới bám đất được ngay.​

Lên luống rộng 1,2 - 1,4 m, giữa các luống làm rãnh rộng 30 cm, sâu 20 cm để thuận lợi cho việc đi lại chăm sóc và phun thuốc trừ sâu bệnh. Xung quanh ruộng tạo rãnh rộng 30 cm, sâu 30 cm giúp thoát nước nhanh, nước không đọng trên mặt luống khi cần tháo nước.​

Phân bón:

Lượng phân bón được sử dụng như đối với lúa cấy.​

1 ha cần: Phân chuồng hữu cơ hoai mục 8 - 10 tấn hoặc phân hữu cơ vi sinh theo hướng dẫn trên bao bì. Phân đạm Urê 240 - 280 kg (vụ mùa giảm 10% còn khoảng 220 - 250 kg); Lân supe: 420 - 540 kg; Kali clorua: 110 - 140 kg (với các giống lúa lai, lúa chất lượng cao, lúa thơm, BC15 lượng kali cần tăng thêm 50 kg/ha).​

bai 16-bon lot_1629968386.png

Bón lót toàn bộ phân chuồng + phân lân + 30% phân đạm. (Vụ xuân thường gặp rét vào giai đoạn này nên không lót đạm, đạm chuyển sang thúc đợt 2 sau đợt 1 khoảng 7 ngày).​

Lượng giống gieo:

Thích hợp từ 0,5 - 0,6 kg/100m², đảm bảo khi lúa đạt 3 - 3,5 lá trên ruộng có từ 100 - 120 cây/1m².​

Chuẩn bị ruộng trước khi gieo:

Tháo cạn nước nhưng rãnh vẫn phải còn nước.​

Dùng ống tre, nứa, ván gỗ trang lại mặt luống cho phẳng đều, ráo nước và để tạo lớp bùn loãng nổi lên trên mặt để khi gieo hạt giống chìm.​

Lưu ý: Với đất có thành phần cơ giới nặng (đất thịt, đất phù sa...) sau khi trang đất xong để 2 - 3 giờ mới gieo. Với đất có thành phần cơ giới nhẹ (đất cát pha, đất bạc màu) trang đất đến đâu gieo ngay đến đó.​

Kỹ thuật gieo:

bai 16- gieo vai_1629967794.jpg

Gieo vãi như gieo mạ thưa.​

Khi gieo dùng 80% lượng mộng, chia đều cho các luống.​

Lượng mộng mỗi luống được chia đôi, gieo 2 lần cho đều để giảm công tỉa dặm.​

Khi gieo hạt thóc phải gieo đều, mạnh tay để hạt chìm dưới bùn, mầm hạt thóc hở trên mặt ruộng mầm khoẻ, rễ lúa ăn sâu chống đổ về sau, hạn chế chim chuột phá hại ban đầu.​

Vụ xuân gieo vào buổi sáng, vụ mùa gieo vào buổi chiều lúa chóng lên xanh, cây khoẻ do tránh được lạnh vào ban đêm ở vụ xuân và nắng nóng vào buổi trưa ở vụ hè mộng, rễ không bị héo.​

Lưu ý: Sau khi gieo xong nếu thấy có khả năng mưa to, cần chủ động tháo nước vào đầy ruộng. Mực nước trong ruộng càng cao, càng tốt (trên 20 cm), mưa rơi xuống chỉ gây sóng trên mặt không ảnh hưởng đến hạt thóc, hạt thóc không bị di chuyển. Nếu gặp mưa lớn, không được tháo nước ngay, chờ hết mưa mới tháo nước từ từ, hạt giống sẽ không bị trôi và dồn lại.​

20% lượng giống còn lại, gieo dự phòng khoảng 4 - 6 m² ở góc ruộng dùng để dặm tỉa; nếu không dùng đến, nhổ bỏ đi cũng dễ dàng hơn.​
 
Back
Top