Đặc điểm của giống
Giống chuối tây bản địa phấn vàng là một đặc sản của đồng bào các dân tộc huyện Thanh Sơn tỉnh Phú Thọ.
Cây có chiều cao phổ biến trong nhóm chuối tây 4,0 m.
Dạng góc lá đứng so với trục chính của thân (ở thời điểm trổ buồng có trung bình 7,9 lá/cây); đường kính gốc khoảng 25 cm. Gờ cuống lá có dạng cánh, bám sát vào thân giả; đáy phiến lá nằm trong nhóm có dạng không cân xứng, bi chuối có lớp phấn trắng dày và rõ nét.
Giống chuối phấn vàng có dạng bầu nhụy tương đối thẳng, noãn được sắp xếp dạng 4 hàng rõ ràng; trung bình một buồng chuối có 7,6 nải chuối, mỗi nải ở giữa buồng có trung bình 12,9 quả; chiều dài trung bình của 1 quả là 12,5 cm, nằm trong nhóm có kích thước quả ngắn, đỉnh quả có dạng tròn.
Khi chín, quả chuối Phấn Vàng có màu vàng tươi, trên vỏ quả không có lông tơ, không bị nứt.
Khả năng chống chịu với sâu bệnh và điểu kiện ngoại cảnh
Chống chịu trung bình với sâu bệnh.
Nếu trồng ở các tỉnh phía Bắc, cây có khả năng thích ứng với điều kiện ngoại cảnh tương tự Phú Thọ.
Năng suất
45 - 50 tấn/ha.
Thời gian thu hoạch trong năm
Sau khi chuối trổ buồng từ 115 - 120 ngày là có thể thu hoạch.
Tổng thời gian sinh trưởng từ trồng đến thu hoạch là 15 - 16 tháng
Vùng trồng thích hợp
Đây là loại trái cây đặc sản của tỉnh Phú Thọ.
Tổng diện tích trồng chuối trên toàn tỉnh Phú Thọ khoảng 3.000 ha. Trong đó, diện tích chủ yếu tập trung tại địa bàn huyện Thanh Sơn (441ha) chiếm 16,2% diện tích trồng chuối toàn tỉnh.