Giống đào Phai

  • Người khởi tạo Người khởi tạo Hương Thảo
  • Ngày bắt đầu Ngày bắt đầu

Hương Thảo

Member
Thành viên BQT
Đặc điểm của giống

Nhóm giống đào phai có 2 loại là đào phai cánh kép và đào phai cánh đơn (5 cánh).​

Đào phai cánh kép có các giống như đào phai GL2-2, đào phai Hải Phòng…​

Đào phai cánh đơn 5 cánh như đào phai 5 cánh đơn Sơn La, đào mốc, đào đá…​

đào-phai1_1661243995.png

Lá có màu xanh nhạt, cành dăm có màu xanh thẫm.​

Hoa đơn màu hồng nhạt, nhụy hoa vàng, hoa nhỏ, cánh hoa mỏng, đường kính hoa trung bình 1,7 cm.​

đào phai 3_1661244390.png


Loại đất thích hợp

Đất thịt pha sét, đất thịt nặng, đất feralit đỏ vàng, đất cát pha, đất sỏi, đất tơi xốp nhiều mùn.​

pH = 6,5 - 7,0.​

Khả năng chống chịu với sâu bệnh và ngoại cảnh

Các loại đào phai cánh kép thường mẫn cảm với bệnh chảy gôm, nhện đỏ, sâu đục ngọn.​

Các loại đào phai cánh đơn (đào mốc, đào đá, đào phai 5 cánh Sơn La, Hà Giang) thường mẫn cảm với mối.​

Thời gian cho thu hoạch

Đào phai cánh kép để thu cành trồng từ đầu năm đến cuối năm sẽ cho thu cành​

Đào phai cánh kép chậu thì sau trồng 2 năm cây sẽ cho hoa đẹp để thu hoạch.​

Đào phai cánh đơn thường thu hoạch cành khi cây to.​

Đào phai cánh đơn thế thường để tự nhiên nên thường cho thu hoạch sau trồng 4 - 5 năm.​

Vùng trồng thích hợp

Miền Bắc và miền Trung có các tỉnh như Hà Nội, Bắc Ninh, Bắc Giang, Thái Nguyên, Hà Nam, Thanh Hóa, Ninh Bình, Hải Dương, Hải Phòng, Sơn La, Hà Giang, Lạng Sơn, Lai Châu, Điện Biên, Thanh Hóa, Nghệ An.​

Miền Nam có các tỉnh như Đắk Nông, Đà Lạt - Lâm Đồng…​
 
Back
Top