Sầu riêng Khổ qua xanh, Khổ qua vàng
Đặc điểm nổi bật
Sầu riêng khổ qua gồm hai giống là Khổ qua vàng và Khổ qua xanh (vỏ quả xanh hoặc vàng khi chín). Giống sầu riêng Khổ qua xanh cho quả có năng suất và chất lượng cao hơn nên được ưa chuộng hơn.
Quả sầu riêng Khổ qua xanh có dạng bầu dài như quả trám, màu vỏ xanh giống màu quả khổ qua, gai nhọn và khá dày.
Quả sầu riêng Khổ qua có 4 - 5 múi, các rãnh múi sâu, nhiều hột, hột lớn. Cơm vàng, mỏng, hơi nhão, vị ngọt và vị đắng đặc trưng giống như vị đắng của quả khổ qua, mùi rất thơm và béo nhưng hạt rất to. Vị đắng này lưu lại hương vị ngọt thanh và kéo dài.
Sầu riêng Khổ qua xanh.
Khả năng chống chịu
Sầu riêng chịu mặn kém, dưới 1‰.
Năng suất
Cây có khoảng 200 - 300 quả/cây, 1 quả nặng khoảng 1,7 - 1,8 kg nhưng năng suất cơm không cao, hột to.
Thời gian cho thu hoạch
Thu hoạch sớm nhất từ tháng 4 đến tháng 7 và có khả năng cho trái nghịch vụ.
Vùng trồng thích hợp
Sầu riêng Khổ qua là giống nội địa, từ lâu đã được trồng phổ biến tại Đồng bằng sông Cửu Long.
Sầu riêng Khổ qua vàng.
Sầu riêng Cơm vàng sữa hạt lép (sầu riêng Chín Hóa)
Đặc điểm nổi bật
Cây có đặc tính sinh trưởng khá tốt, dạng tán hình tháp, lá thuôn dài, mặt trên bóng láng và có màu xanh đậm.
Quả sầu riêng Chín Hóa có lớp vỏ ngoài cứng. Quả khá to (2,6 - 3,1 kg/quả), dạng hình cầu cân đối.
Cây cho quả khá sớm sau 4 năm trồng, nếu được trồng bằng cây ghép và chăm sóc tốt. Cây khó điều khiển ra hoa nhưng tỷ lệ đậu khá cao.
Vỏ quả màu vàng đồng đều khi chín, cơm quả màu vàng, không xơ, vị béo ngọt, mùi thơm, ít sượng, hạt lép nhiều và tỉ lệ cơm khá cao (28,8%), hơi nhão (nếu để muộn).
Vị béo bùi của sầu Chín Hóa luôn lưu lại ấn tượng đậm với người ăn.
Sầu Chín Hóa.
Khả năng chống chịu
Sầu riêng chịu mặn kém, dưới 1‰.
Thời gian cho thu hoạch
Từ khi hoa nở đến thu hoạch quả từ 100 đến 110 ngày.
Thời điểm của sầu Chín Hóa thu hoạch vụ chính là từ tháng 5 đến tháng 6 dương lịch. Tuy nhiên, cây có thể cho quả rải rác trong năm nếu áp dụng phương pháp điều khiển ra hoa nghịch vụ.
Vùng thích hợp trồng
Hiện giống này chỉ còn trồng ở Ba Đảo - Bình Phước.