Hiện tượng nứt dọc cuống, nứt quả

  • Người khởi tạo Người khởi tạo Hương Thảo
  • Ngày bắt đầu Ngày bắt đầu

Hương Thảo

Member
Thành viên BQT
Nguyên nhân có thể dẫn đến hiện tượng nứt dọc cuống, nứt quả sầu riêng là do:​

Bón phân mất cân đối, thừa dinh dưỡng đa lượng - thiếu dinh dưỡng trung vi lượng

Vai trò của các chất dinh dưỡng trong việc làm nứt cuống và nứt quả

Bón phân không cân đối giữa Đạm - Lân - Kali và các thành phần dinh dưỡng trung vi lượng khiến cho các bộ phận của quả như vỏ quả, thịt quả phát triển không cân đối.​

Khi độ ẩm đất thường xuyên cao, thừa dinh dưỡng đa lượng sẽ thúc đẩy quá trình phát triển thịt quả đột ngột, trong khi đó phần vỏ quả phát triển không tương thích dẫn đến hiện tượng nứt quả. Ngoài ra các thành phần dinh dưỡng mất cân đối khiến cho các bó mạch dẫn của phần cuống phát triển mạnh.​

nut-cuong (2)_1627976977.jpg

Nứt cuống quả.

Cây trồng thiếu Canxi, Silic làm cho các tế bào cuống dễ tách rời nhau ra, giảm tính liên kết do đó xảy ra hiện tượng nứt dọc cuống.​

Magiê được xem là một thành phần dinh dưỡng trung lượng rất quan trọng cấu tạo nên diệp lục của cây. Ở thời kỳ cây đậu quả non Magiê giúp quả và bộ lá có màu xanh tự nhiên, qua đó thúc đẩy quang hợp (đồng hóa các chất dinh dưỡng).​

Canxi tham gia vào quá trình hình thành nên màng tế bào. Canxi kết hợp với axit pectinic tạo nên pectatcanxi có mặt ở lớp giữa của thành tế bào, gắn chặt các tế bào với nhau thành một khối làm cho cuống hoa, cuống quả trở lên bền vững hơn. Do đó để chống rụng hoa, quả non cần phải bổ sung canxi cho cây ở thời kỳ trước ra hoa, đậu quả non.​

Khi thiếu Canxi thì pectancanxi không được hình thành vì thế hoa, quả non dễ rụng, quả bị nứt. Thiếu Canxi các tế bào tầng rời dễ dàng tách nhau ra gây nên hiện tượng rụng quả non sinh lý, nứt quả, nứt dọc cuống. Khi quả chín pectatcanxi bị phân hủy cho nên thịt quả mềm ra. Do đó pectatcanxi được xem là chất kết dính giữa các tế bào với nhau khiến chúng trở nên bền vững.​

Canxi là một nguyên tố kém linh động, chúng hầu như không thể di chuyển giữa các bộ phận của cây và phần lớn tập trung tại các lá già. Canxi không thể di chuyển từ các bộ phận lá già sang lá non, hoa, quả non. Do đó trong thời kỳ ra hoa đậu quả non (đối với cây ăn quả) canxi thường bị thiếu hụt cục bộ.​

Sự thiếu hụt Canxi và Silic thường dẫn đến hiện tượng “tầng rời” cuống hình thành (gây nên hiện tượng rụng quả) hoặc các tế bào phần cuống dễ bị nứt khi thiếu Canxi - Silic.​

Biện pháp khắc phục: Cần bổ sung Canxi ở giai đoạn ra hoa, ra quả như sau:​

Sử dụng chế phẩm Nano Canxi kết hợp với nano Canxi Cacbonat phun qua lá cho cây, định kỳ phun 7 - 10 ngày/lần. Kết thúc phun trước thu hoạch 1 tháng.​

Bổ sung thêm Canxi, Magie, Kali theo quy trình sau:​

Phun Canxi Nitrat (Ca(NO3)2) nồng độ 0,2% giai đoạn 2 tháng sau khi đậu quả.​

Phun Magie sulfat (Mg(SO4)) nồng độ 0,2% giai đoạn 15 ngày sau khi phun Canxi Nitrat.​

Phun Nitrat Kali (KNO3) nồng độ 1% giai đoạn 01 tháng trước khi thu hoạch.​

Sau thu hoạch cần thực hiện các biện pháp: Bón phân, tỉa cành, vệ sinh vườn cây... Bón phân cân đối, hợp lý giữa bổ sung phân bón lá và bón gốc tránh cạnh tranh dinh dưỡng giữa việc ra hoa, đậu quả và phát sinh cơi lá mới. Lưu ý loại phân bón sử dụng không chứa Clo.​

Bộ rễ bị sâu bệnh tấn công làm giảm chức năng sinh lý của bộ rễ

nứt cuống nứt gai sầu riêng_1627977211.png

Nứt cuống, nứt quả sầu riêng.

Khi bộ rễ bị sâu bệnh tấn công, tuyến trùng gây hại sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng hút dinh dưỡng, gây ảnh hưởng một phần chức năng sinh lý dẫn đến khả năng thiếu hụt dinh dưỡng.​

Sự mất cân bằng và thiếu hụt dinh dưỡng dẫn đến hiện tượng nứt quả, rụng quả.​

Biện pháp khắc phục:

Cần theo dõi thường xuyên, phát hiện và phòng trừ kịp thời.​

Chăm sóc để cây nhanh chóng hồi phục sau khi bị bệnh.​
 
Back
Top