Hiện tượng rụng quả non

Nông dân Việt

Member
Thành viên BQT
Nguyên nhân

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng rụng quả sầu riêng, nhưng chủ yếu có các nguyên nhân chính sau:​

Rụng sinh lý: Khi làm bông quả đậu quá nhiều, cây không đủ sức nuôi quả, đến giai đoạn quả vào múi cần rất nhiều dinh dưỡng nên cây bị khủng hoảng, thiếu dinh dưỡng trầm trọng dẫn đến rụng quả.​

Sốc nước, khô hạn: Trong trường hợp tưới đột ngột với lượng nước lớn, hay gặp mưa trái mùa khiến cây đột ngột dư nước, hoặc tưới không đủ nước trong thời kỳ cây mang tquả cũng xảy ra hiện tượng rụng quả non.​

rung-qua-non-tren-sau-rieng_1627636695.jpg

Cạnh tranh dinh dưỡng, nước giữa đọt non và quả non: Sự ra đọt non trong giai đoạn phát triển quả là một trong những nguyên nhân quan trọng gây ra hiện tượng rụng quả non. Nếu trong giai đoạn quả non phát triển mà cây ra đọt non nhiều, dẫn đến cạnh tranh dinh dưỡng, nước…quả sẽ rụng. Mức độ rụng quả non tuỳ vào mức độ ra đọt lá non.​

Ngoài những nguyên nhân trên còn có hiện tượng khi quả lớn bằng quả trứng ngỗng (khoảng 60 ngày sau thụ phấn) mà cây suy dinh dưỡng, không ra đọt lá non ngoài đầu cành cũng dễ gây rụng quả, nếu cây bị nhiễm nấm hồng thì tỷ lệ quả rụng càng nhiều.​

Cách khắc phục

Trường hợp cây rụng quả non do sinh lý hoặc do sốc nước, khô hạn cần:

Tưới nước ổn định và đầy đủ, không để quá thừa hoặc quá thiếu nước, cung cấp phân bón đầy đủ và thích hợp tùy theo từng giai đoạn phát triển của cây.​

Cách tưới:

Tưới xòe đều nước chầm chậm từ bên ngoài tán vào bên trong cho đến khi nước vừa chảy tràn trên mặt đất. Ưu tiên tưới bên dưới tán cây vì nơi đó tập trung rất nhiều rễ tơ hút nước.​

13_1627636719.png

Nếu xuất hiện trời mưa thì rễ này không thể hút thêm nước nên không xảy ra tình trạng xốc nước gây rụng hoa, quả non. Nếu trời mưa 30 ml nước thì có thể thay một đợt tưới.​

Lần tưới tiếp theo khi thấy lớp đất mặt bắt đầu khô, khoảng 2 - 5 ngày sau khi tưới, tùy theo loại đất (cát, thịt, sét), không tưới quá nhiều trong 1 lần gây sốc nước.​

Việc bón phân cho cây sầu riêng trong thời kỳ mang quả không được tùy tiện, mà phải tuân thủ theo 3 giai đoạn sinh trưởng cơ bản của quả (loại phân, lượng phân, kỹ thuật bón theo khuyến cáo ở mục 4).​

Tiến hành tỉa bông, tỉa quả theo khuyến cáo, tùy vào độ tuổi và tình trạng sức khỏe của cây mà quyết định giữ lại bao nhiêu quả trên cây.​

Nếu hoa nhiều cần tỉa bớt, trung bình chỉ để 10 hoa/1 chùm. Sau khi đậu quả, mỗi chùm chỉ nên để từ 1 - 4 quả. Số quả/cây tùy tuổi cây, tình trạng cây và từng giống sầu riêng. Nếu cây có đường kính tán lá từ 7 - 8 m, thì chỉ nên để trên cây từ 70 - 100 quả.​

tiahoasaurieng_1627636756.jpg

Không để quả mọc trên thân chính, quả ở những cành nhỏ, quả ở trên ngọn cây (trừ những quả ở sát thân chính).​

Nếu phát hiện thấy có quả rụng thì phun canxi - bo trực tiếp lên quả non.​

Trường hợp cây rụng quả non do cạnh tranh dinh dưỡng giữa đọt và quả:

Cần điều chỉnh thời gian thu hoạch, chăm sóc hợp lý để cho cây ra đọt đồng thời với ra hoa, tốt nhất là khi hoa nở thì cơi đọt đã già, để trong thời gian nuôi quả non cây không ra đọt, nếu cây ra đọt thì sẽ cạnh tranh dinh dưỡng, quả sẽ rụng.​

Cách làm như sau:​

Trong giai đoạn bông phát triển dài 4 - 5 cm cần cung cấp đủ nước cho cây, kết hợp bón gốc NPK 16-16-8, lượng 2 - 3 kg/gốc và phun phân bón qua lá có hàm lượng đạm cao như 30-10-10 + vi lượng để tạo cơi đọt. Cơi đọt cần được bảo vệ đặc biệt vì có vai trò nuôi dưỡng quả sau này. Nếu cây không ra đọt được thì có thể xả nước tưới ngập kết hợp bón Urê + DAP tỉ lệ 1:1 để thúc ra đọt (đối với vùng miền Tây Nam Bộ).​

dotsaurieng_1627636907.jpg

Nếu cây ra đọt trong giai đoạn quả non cần xử lý như sau: Khi thấy cây có dấu hiệu ra đọt, ta cần phun gấp MKP (0-52-34) với lượng 3 kg/200 lít nước để kìm đọt lại, cần thiết có thể phun 2 - 3 lần, mỗi lần cách nhau 10 - 15 ngày, chờ khi quả lớn hơn 1,5 kg cây ra đọt thì quả sẽ không rụng nữa.​

Khi quả non bị rụng: Dùng ĐH 10SR, pha 1 lít ĐH 10SR trong 200 lít nước, phun ướt đều bề mặt tán lá cả mặt trên lẫn mặt dưới và chùm quả, phun 2 lần liên tục cách nhau 3 ngày. Sau khi phun lần 2 được 1 ngày, quả non sẽ giảm rụng nhanh và sẽ đậu đủ số quả cần thiết cho bà con. (có thể thay thế ĐH 10SR bằng ĐH CON RỒNG XANH SR, dùng các chế phẩm khác có hàm lượng dinh dưỡng tương đương).​

Trong giai đoạn này vẫn cần tưới nước đầy đủ cho cây, bón phân như bình thường. Khi cây bị nhiễm nấm hồng thì vẫn áp dụng cách phun như trên nhưng thời gian giữa 2 lần phun có thể phun bổ sung thêm 500cc DAH phun lên quả non.​
 
Back
Top