Kỹ thuật cạo mủ

  • Người khởi tạo Người khởi tạo Hương Thảo
  • Ngày bắt đầu Ngày bắt đầu

Hương Thảo

Member
Thành viên BQT
Độ sâu cạo mủ

Cạo cách tượng tầng 1,1 mm - 1,3 mm đối với cả hai miệng ngửa và úp.​

Tránh cạo cạn (cạo cách tượng tầng trên 1,3 mm), cạo sát (cạo cách tượng tầng dưới 1,1 mm), cạo phạm (cạo chạm gỗ).​

kỹ thuật cạo mủ2_1676622865.png

Mức độ hao dăm, hao vỏ cạo - Đánh dấu hao dăm

Miệng cạo ngửa:

Nhịp độ cạo d3: hao dăm 1,1 mm - 1,5 mm/lần cạo, hao vỏ tối đa 18 cm/năm.​

Nhịp độ cao d4: hao dăm 1,2 mm - 1,6 mm/lần cạo, hao vỏ cạo tối đa 15 cm/năm.​

Trong trường hợp cạo nhịp độ d5, d6: hao dăm 1,5 mm - 2,0 mm/lần cạo, hao vỏ cạo tối đa 14 cm/năm với nhịp độ d5 và 12 cm/ năm với nhịp độ d6.​

Miệng cạo úp:

Đối với miệng cạo úp có kiểm soát: với nhịp độ cạo d3 hao dăm không quá 2 mm/lần cạo và hao vỏ tối đa 3 cm/tháng. Với nhịp độ cạo d4 hao dặm không quá 2,2 mm/lần cạo và hao vỏ tối đa 2,5 cm/tháng.​

Đối với miệng cạo úp ngoài tầm kiểm soát: với nhịp độ cao d3 hao dăm không quá 3 mm/lần cạo và hao vỏ tối đa 4,5 cm/tháng. Với nhịp độ cạo d4 hao dăm không quá 3,5 mm/lần cạo và hao vỏ tối đa 4 cm/tháng.​

Hàng năm, trước khi bắt đầu cạo lại phải đánh dấu hao vỏ cạo, dùng rập vạch trên vỏ cạo các vạch chuẩn để khống chế mức hao vỏ từng tháng, quý và độ dốc miệng cạo.​

3e_1676623100.jpg

Tiêu chuẩn đường cạo

Đường cạo phải đúng độ dốc quy định, có lòng máng, vuông tiền, vuông hậu, không lệch miệng, không vượt ranh và không lượn sóng.​

Công việc trước và sau khi cạo mủ từng cây

Đối với phương pháp thu mủ nước:

+ Trước khi cạo mủ, phải bóc mủ dây, mủ chén, sửa lại kiềng, máng, lau sạch chén và úp trên kiềng. Cạo xong, ngửa chén lên và dẫn mủ chảy vào chén rồi mới qua cạo cây khác. Đặc biệt, cần lưu ý việc dẫn mủ chảy vào chén đối với cạo úp có kiểm soát;​

+ Hướng đi cạo mủ theo những cây kế cận trên cùng hàng. Lần cạo kế tiếp phải đổi đầu phần cạo hoặc đổi thứ tự cây cao;​

+ Chỉ trút mủ sau khi có hiệu lệnh của đội/tổ trưởng. Cây nào cạo trước trút trước, dùng vét để tận thu mủ trong chén, đặt chén mủ lại vị trí cũ để hứng mủ chảy trễ, tránh trút sót mủ;​

+ Đối với các giống mau đông mủ, sau khi cạo xong, Nông trường điều hành (Đội/tổ) chủ động trút mủ trước và chống đông trong thùng chứa mủ trước khi vận chuyển về điểm tập kết chung, nồng độ và liều lượng dung dịch amonia (NH) do nhà máy chế biến mủ cung cấp;​

+ Phần cây có bôi thuốc kích thích phải tổ chức trút mủ chiều. Vào mùa mưa có thể sử dụng hóa chất (do nhà máy chế biến mủ cung cấp) để đánh đông mủ chảy dai tại chén.​

Đối với phương pháp thu mủ đông tại lỗ:

+ Trước khi cạo mủ phải bóc mủ dây, cạo xong dẫn mủ chảy vào chén và kiểm tra lại mái che chén, chén hứng mủ rồi mới qua cạo cây khác. Nếu chén mủ gần đầy hoặc đầy thì phải san hoặc đổi chén với cây có lượng mủ ít hơn, tránh mủ chảy tràn ra ngoài. Đặc biệt, cần lưu ý việc dẫn mủ chảy vào chén đối với cạo úp có kiểm soát;​

+ Hướng đi cạo mủ theo những cây kế cận trên cùng hàng. Lần cạo kế tiếp phải đổi đầu phần cạo hoặc đổi thứ tự cây cạo,​

+ Có thể sử dụng hóa chất đánh đông mủ và màu để thuận lợi trong quản lý.​
 
Back
Top