Ghép trên thân gỗ
Gỗ ghép là đoạn cây thân gỗ đã bỏ vỏ, có kích thước dài 30 - 40 cm, đường kính 20 - 30 cm.
Bạn nên chọn gỗ lũa, nhãn, vải hoặc vú sữa là tốt nhất, khúc gỗ có trọng lượng vừa phải đẻ treo lên giàn lan.
Cách ghép:
Khoan lỗ hoặc đóng đinh để chọn điểm buộc dây treo.
Dùng đinh được bọc nhựa hoặc dùng que tre đóng vào các lỗ đã khoan sẵn tạo điểm tựa cho cây như hình.
Dùng dây rút để buộc chặt cây vào điểm tựa đã tạo sẵn.
Mỗi khúc gỗ có thể ghép từ 5 - 9 cây. Khúc gỗ to có thể ghép nhiều hơn.
Yêu cầu:
Cây lan phải chắc chắn, không bị dịch chuyển.
Các cây được phân bố đều trên khúc gỗ ghép, đảm bảo ánh sáng đồng đều và tính thẩm mỹ của giò lan.
Ghép trên trụ gỗ
Chất liệu gỗ: gỗ nhãn, gỗ lữa…
Hình dáng: có nhiều hình dáng trụ khác nhau phụ thuộc vào chất liệu. Tuy nhiên, cũng có thể ghép nhiều cục để tạo những có hình thù mong muốn.
Cách ghép:
Dùng miếng nhựa ép thân cây vào gỗ và dùng 4 chiếc đinh cố định 2 bên thân cây lan.
Nếu cây to, có rễ lớn cần cố định nhiều điểm ở thân hoặc rễ cây vào gỗ.
Yêu cầu:
Cây được gắn chặt vào gỗ không bị rơi và không làm dập thân, rễ và lá cây.
Mỗi khúc gỗ có thể ghép từ 5 - 9 cây, với khúc gỗ to có thể ghép nhiều hơn.
Ghép đều xung quanh khúc gỗ đảm bảo tính thẩm mỹ của giò lan.
Chuyển giò lan đã ghép vào nơi thoáng mát và tưới nước mỗi ngày tạo độ ẩm cho cây.
Trồng trong chậu
Chuẩn bị:
Chọn chậu đất nung hoặc chậu thang gỗ có nhiều lỗ lớn, kích thước chậu tùy thuộc số lượng cây trồng.
Giá thể bao gồm rêu khô, than củi, củi vụn.
Cách trồng:
Cố định que gỗ ở gần miệng chậu. Tùy kích thước chậu, kích thước cây để xác định số cây ghép trên chậu, từ đó cố định nhiều hay ít que gỗ.
Dùng dây rút buộc chặt cây vào điểm tựa.
Yêu cầu:
Cây đứng vững, không bị dịch chuyển.
Các cây phân bố đều trên chậu. Không được trồng sâu, lá dưới cùng của cây phải nằm ngang mặt chậu.