Kỹ thuật nuôi hom được thực hiện qua các bước như sau:
Bước 1: Tính thời gian nuôi hom
Trong điều kiện khí hậu Việt Nam, nuôi hom chè vào 2 vụ là vụ Hè thu và vụ Xuân.
Vụ chính là vụ Đông xuân cho năng suất hom cao, chất lượng hom tốt và không ảnh hưởng nhiều đến sức sinh trưởng về sau của vườn giống gốc.
Thời gian nuôi cành chè để lấy hom giâm khi cành chè có 5 - 6 lá thật là lúc chè 3 - 3,5 tháng tuổi.
Nếu lấy hom giâm vào tháng 7 - 8 - 9 vụ Thu thì bắt đầu chọn lứa chính không hái để nuôi từ tháng 4 - 5. Còn nếu lấy hom giâm vào tháng 11 - 1 thì bắt đầu nuôi từ tháng 8 - 9.
Bước 2: Bón phân
Với nương chè vừa thu búp vừa để hom giống mỗi năm cần bón bổ sung 20 - 30 tấn phân chuồng/1 ha vào tháng 1 hàng năm.
Trước khi để hom 15 - 20 ngày cần bón lượng phân khoáng hợp lý. Cần coi trọng vai trò của Kali và lân, thông thường lượng bón cho 1 gốc chè của vườn giống gốc như sau: Urê: 10 - 12g + Kaliclorua (hoặc Kalisunphat) 10 - 15g + Supelân 20 - 25g với nương chè có năng suất xung quanh 5 tấn/ha.
Người trồng chè ở Tuyên Quang đang bón phân cho nương chè.
Chú ý:
Lượng phân khoáng trên là bón bổ sung để nuôi hom giống, không bao gồm lượng phân bón cho thời kỳ sản xuất búp trước đó.
Tuỳ theo mức năng suất của nương chè để giống mà điều chỉnh tăng hoặc giảm lượng phân trên.
Nếu nương chè để giống có mức năng suất dưới 5 tấn/ha thì giảm lượng phân 15% mỗi loại.
Nếu nương chè để giống năng suất trên 10 tấn/ha thì tăng lượng phân bón lên 15% mỗi loại.
Bước 3: Chăm sóc, bấm tỉa
Trong thời gian nuôi hom phải kiểm tra thường xuyên những búp rìa tán, những búp nhỏ, sinh trưởng đợt sau, phía dưới để tập trung dinh dưỡng vào búp chính để lấy hom.
Cần điều chỉnh mật độ cành để thu được hom ở mức độ hợp lý, đảm bảo hom đạt chất lượng tốt.
Lượng hom thu được tính theo tuổi chè như sau:
Chè 4 - 8 tuổi: 150 - 200 hom/cây, tương đương 2 - 3 triệu hom/ha.
Chè trên 8 tuổi: 200 - 300 hom/cây, tương đương 3 - 4 triệu hom/ha.
Phòng trừ sâu bệnh kịp thời, đảm bảo chất lượng hom giống. Sâu phát sinh trong thời gian này gồm 5 đối tượng chính: rầy xanh, nhện đỏ, bọ xít muỗi, bọ cánh tơ, sâu cuốn lá, bệnh thối búp và bệnh chấm nâu.
Phòng trừ sâu bệnh theo quy trình và lịch phòng chống sâu bệnh.
Trước khi cắt cành để lấy hom giâm 10 - 15 ngày cần tiến hành bấm ngọn cành để cho những đoạn hom phần ngọn cứng cáp và kích thích mầm nách hoạt động.