Kỹ thuật chừa
Đặc điểm của cây chè mỗi búp sinh ra từ 1 nách lá, nên nhiều lá mới có nhiều búp, năng suất cao. Khi hái búp phải chừa lá lại trên cây, vì lá chừa lại có tương quan chặt chẽ đến năng suất chè.
Khi hái búp phải chừa lá lại trên cây.
Chừa theo thời vụ:
Vụ xuân (tháng 3-4) chừa 1 lá cá + 2 lá thật , tạo tán bằng. Những đọt vượt cao hơn mặt tán thì hái sát lá cá.
Vụ hè thu (tháng 5-10) chừa 1 lá cá + 1 lá thật, tạo tán bằng. Những đọt vựơt cao hơn mặt tán thì hái sát lá cá.
Vụ đông (tháng 11-12) vụ đông do điều kiện bất thuận, búp phát triển kém cần hái tận thu. Tháng 11 hái chừa lá cá, tháng 12 hái cả lá cá.
Phần chừa lại sau hái.
Chừa theo tình trạng sinh trưởng nương chè:
Nương chè sinh trưởng tốt chừa ít, sinh trưởng xấu chừa nhiều. Nương chè đốn thấp chừa nhiều hơn chè đốn cao.
Những vùng có độ ẩm cao, nương chè sinh trưởng tốt có khả năng chủ động tưới nước có thể áp dụng chừa ngay từ đầu vụ với độ cao cách vết đốn từ 10-15 cm tuỳ theo khung đốn sau đó hái liên tục không chừa.
Kỹ thuật thu búp
Căn cứ vào yêu cầu chế biến mà có các hình thức thu búp như sau:
Hái nguyên tôm: Chỉ hái tôm, không hái lá.
Hái 1 tôm + 1 lá.
Hái 1 tôm + 1,2 lá.
Hái 1 tôm + 2 lá.
Hái 1 tôm + 2,3 lá.
Hái 1 tôm + 3 lá.
Hái chè già (thường tận thu lá trắng, chè cuối vụ ít dùng).
Các hình thức hái khác nhau đã cho búp nguyên liệu có độ dài ngắn khác nhau và làm cho độ non già của búp cũng khác nhau.