Làm cỏ trên ruộng gieo thẳng (sạ)

TS.Nguyễn Văn Biếu

Member
Thành viên BQT
Trên các ruộng lúa gieo thẳng ở miền Bắc và gieo sạ ướt ở miền Nam, trừ cỏ thường được thực hiện trong 3 ngày đầu sau gieo (0 - 3 ngày).​

Thuốc sử dụng là các thuốc tiền nẩy mầm (Sofit 300EC) theo hướng dẫn của nhà sản xuất.​

Phun xong 3 ngày sau mới được tháo nước ra.​

Đối với ruộng lúa sạ khô

bai 4-lam co gieo thang1_1630317318.jpg

Ruộng chuẩn bị sạ khô cần được cày bừa, dọn sạch cỏ trước khi sạ.

Việc dọn cỏ rất quan trọng và bà con cần dọn cỏ thật kỹ trước khi sạ.​

Hiện nay có rất nhiều loại thuốc diệt cỏ tiền và hậu nẩy mầm rất hiệu quả sẵn có trên thị trường. Thuốc cỏ tiền nảy mầm dùng xử lý cỏ trước khi hạt cỏ nảy mầm, còn hậu nảy mầm thì xử lý sau khi cỏ đã mọc còn non.​

Liều lượng, thời gian và phương pháp xử lý tuân theo sự hướng dẫn của nhà sản xuất thì mới đạt hiệu quả tốt. Sau đó có thể làm cỏ bằng tay và tiếp tục khi thấy cỏ xuất hiện.​

Đối với ruộng lúa sạ ngầm

Do bị ngập nước nên vấn đề cỏ dại ở ruộng sạ ngầm ít quan trọng, ngoại trừ các loại rong, đặc biệt là rong xanh (còn gọi là rong nhớt hay rong mền, là loại tảo lam thuỷ sinh), đặc biệt là khi ruộng được bón phân sớm, nhất là phân lân.​

bai 3-rong men_1630317494.jpg

Rong xanh hay rong mền xuất hiện ở ruộng lúa sạ ngầm.

Kinh nghiệm nông dân cho thấy khi có rong xanh nên cố gắng rút cạn nước, bón tro hoặc cắm cành cây mù u, tàu lá đủng đỉnh ở những chỗ trũng trong ruộng. Các chất chát (Tanin) trong các cây này sẽ ức chế sự phát triển của rong.​

Ở một số địa phương, nông dân còn dùng trấu rải vào ruộng để diệt rong. Trấu có tác dụng bám vào rong và hút nước trong tế bào rong nên hạn chế được sự phát triển của rong.​
 
Back
Top