Làm đất
Tùy tính chất của đất mà chuẩn bị dụng cụ cho phù hợp như cày, bừa, cuốc bàn, xảo, cuốc chim (nếu cần), xẻng, thước dây.
Trên diện tích trồng mận có diện tích bằng phẳng thì nên tiến hành cày, bừa trước khi đào hố trồng cây.
Cày sâu đất khoảng 15 - 20 cm.
Bừa đất cho nhỏ: Bừa đi bừa lại vài lần, lần sau vuông góc với lần trước.
Cày lại lần 2 với độ sâu 25 - 30 cm.
Bón vôi bột nếu cần thiết (căn cứ vào độ chua của đất).
Bừa lại, nhặt sạch cỏ dại và các vật chất hữu cơ khác.
Đào hố
Xác định kích thước hố
Với đất có độ phì thấp, nghèo dinh dưỡng nên đào hố to và sâu hơn để tăng khả năng giữ nước và dinh dưỡng. Kích thước hố 50 x 60 x 70 cm.
Với đất giàu dinh dưỡng hơn nên đào hố có kích thước nhỏ hơn. Kích thước hố 60 x 60 x 60 cm.
Địa hình càng dốc thì càng phải đào hố sâu để tăng khả năng giữ nước, hố sâu khoảng 100 cm, chiều rộng tùy ý.
Địa hình bằng phẳng, mực nước ngầm cao thì nên đào hố rộn. Kích thước hố 60 x 60 x 40 cm hoặc 80 x 80 x 60 cm hoặc 40 x 40 x 40 cm.
Sau khi đã xác định xong kích thước hố, dùng thước dây để đo và dùng cuốc để vạch hình dạng hố trên thực địa.
Dụng cụ đào hố
Tùy thuộc vào độ cứng của đất để lựa chọn dụng cụ đào hố. Thông thường dùng cuốc bàn, cuốc chim, thuổng.
Cách đào hố
Đào hố theo vạch đo kích thước.
Cuốc từ trên đỉnh xuống dưới chân đồi. Tư thế đứng vững chắc, thoải mái.
Cuốc hố có kích thước, mật độ theo thiết kế.
Bố trí hố nằm trên hàng chạy theo đường đồng mức.
Bố trí hố theo hình nanh sấu hoặc theo hàng dọc.
Khi đào lưu ý đổ lớp đất mặt sang một bên, lớp đất ở dưới sang một bên.