Khung giàn thường làm bằng tre, những nơi có kế hoạch sản xuất bầu chè lâu dài, cột giàn có thể đổ bằng bê tông.
Cọc giàn không được chôn vào rãnh luống sẽ rất khó khăn khi đi lại chăm sóc, khoảng cách 2,5 - 3 m có 1 cọc.
Mái che giàn trong vườn ươm chè bằng cỏ, lá mía.
Mái che xung quanh che nhiều lớp bằng lưới nilon màu đen (có thể che bằng phên nứa, cỏ tế, lá mía), nhưng tốt nhất là phên nứa, vì thuận lợi điều chỉnh ánh sáng và ẩm độ, nhiệt độ tốt hơn cho cây.
Độ cao che giàn tuỳ thuộc vào nhiều yếu tố, nhưng để đảm bảo cho đi lại chăm sóc tiện lợi dễ dàng ở Việt Nam nên làm cao từ 1,7 - 1,8 m.
Giàn che dùng lưới nilon đen.
Kiểu giàn che hiện nay rất phong phú tuỳ theo từng nơi để áp dụng:
Giàn vòm phủ kín bằng vải trắng để có ánh sáng yếu nhưng giữ ẩm tốt, bên trong có vòi tưới phun tự động.
Giàn vòm.
Kiểu giàn bể giâm cành, xây bằng gạch nửa chìm trên đậy nilon để giữ ẩm, loại giàn này thích hợp với vùng khô Tây Nguyên.