Kiểu giàn mướp (quy mô nhỏ)
Dùng cột gỗ hoặc cọc bê tông có đường kính 10 - 20 cm (cọc bê tông có thể đổ theo hình trụ vuông).
Độ dài cột khoảng 2,6 - 2,8 m; độ cao từ 1,8 - 2,0 m; khoảng cách cột này cách cột kia 4 - 5 m.
Chôn các cột cẩn thận và dùng đá chèn chân cột, tránh hiện tượng lốc và gió bão. Các cột góc có dây kéo về 2 phía.
Kiểu giàn mướp
Dùng dây thép có đường kính 3 - 4 mm làm dây kết nối ngang dọc nối các đầu cột với nhau.
Dùng dây thép có đường kính 1,5 - 2,0 mm nối ngang với diện tích 0,8 - 1,0 m².
Khi chanh dây bắt đầu lên giàn, dùng các cọc tre nhỏ có đường kính 3 - 4 cm chống. Cột chống vừa có tác dụng chống đỡ, vừa có tác dụng cho cây leo giàn.
Nếu cây ra nhiều quả, có thể dùng cột tre chống thêm vào khoảng cách giữa các cột chính của giàn hoặc tại các vị trí giàn bị yếu.
Đây là cách làm giàn phổ biến nhất.
Kiểu chữ T (quy mô lớn)
Có hai kiểu giàn chữ T là giàn cọc đơn và giàn cọc đôi.
Giàn chữ T cọc đơn
Minh họa giàn chữ T cọc đơn.
Khoảng cách cọc cách cọc 3 m.
Thanh ngang dài 1,2 - 1,5 m. Có thể đặt chữ thanh ngang ở đầu trên cọc hoặc cách đầu cọc 0,5 m. Chiều cao đỉnh cọc tới mặt đất là 2,5 m; chôn sâu 0,5 m.
Giàn kiểu chữ T điển hình, cây mới dây lên giàn.
Giàn chữ T cọc đôi
Trồng cọc thành từng đôi cách nhau 1 m, thanh ngang 2,5 - 3,0 m. Mỗi đôi cọc cách nhau 4,0 - 4,5 m. Mỗi hàng cọc cách nhau 3,0 - 3,5 m.
Dùng dây kẽm loại 3 - 4 mm, buộc nối các đầu cọc, đầu thanh ngang với nhau.
Dùng dây kẽm loại 1 - 2 mm, buộc thành các đường song song trên thanh ngang, mỗi dây cách nhau 50 cm.
Giàn chữ T, cây giai đoạn kinh doanh