Làm giàu nhờ cây mắc ca

VietPlant - Quản trị viên

Administrator
Thành viên BQT
Là xã biên giới thuộc vùng sâu, vùng xa nhất của tỉnh Lâm Đồng, xã Quảng Trực từng là vùng đất “3 không”: không điện lưới ổn định, không giao thông thuận lợi, không có cây trồng chủ lực. Địa hình phức tạp, khí hậu khô kèm gió và dân cư chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số khiến kinh tế - xã hội địa phương phát triển chậm trong nhiều năm.


Vài năm gần đây, bộ mặt nông thôn Quảng Trực đã đổi thay rõ rệt nhờ sự xuất hiện của cây mắc ca. Với gần 1.600 hecta được trồng trên toàn xã, Quảng Trực được ví như “thủ phủ mắc ca” của tỉnh Lâm Đồng.​


Nhờ điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng phù hợp, cây mắc ca phát triển tốt, năng suất ổn định. Sau 5 – 6 năm trồng, cây bắt đầu cho quả, năng suất trung bình khoảng 2 tấn/hecta, đến năm thứ 8 trở đi có thể đạt hơn 3 tấn/hecta.​


screenshot_1753325914_1753325950.png


Mắc ca đang là cây trồng giúp nông dân xã Quảng Trực, tỉnh Lâm Đồng thoát nghèo. Ảnh: Phạm Hoài.


Với giá bán quả mắc ca (quả tươi) dao động từ 75 – 120 triệu đồng/tấn (tùy thời điểm), người trồng mắc ca có thể thu về 150 – 360 triệu đồng/hecta mỗi năm. So với các cây trồng lâu năm khác như cà phê, hồ tiêu, mắc ca dễ trồng hơn, ít tốn công chăm sóc, chi phí đầu tư thấp hơn và hiệu quả kinh tế cao hơn trong dài hạn.​


Bà Thị Jam, trú bon Bu Prăng II, xã Quảng Trực cho biết, trước kia gia đình sống nhờ trồng mì (sắn), trồng bắp (ngô), quanh năm thiếu trước hụt sau. Từ khi chuyển sang trồng mắc ca được hơn 6 năm, cuộc sống thay đổi hẳn.​


Không riêng gia đình chị Thị Jam, hàng trăm hộ dân khác trên địa bàn xã Quảng Trực cũng đang hưởng lợi từ cây trồng được mệnh danh là “cây tỷ đô”. Nhiều hộ dân đã mạnh dạn mở rộng diện tích, đầu tư hệ thống tưới tiết kiệm, bón phân hữu cơ, áp dụng kỹ thuật mới để nâng cao năng suất và chất lượng quả mắc ca.​


Hiện ở Quảng Trực đang sử dụng nhiều dòng giống mắc ca khác nhau, trong đó phổ biến là QN, OC, A38… Các giống này đều thích nghi tốt với điều kiện đất đai và khí hậu địa phương, ít sâu bệnh và cho hạt đều, tỷ lệ nhân cao.​


screenshot_1753325932_1753325931.png


Xã Quảng Trực đang từng bước hình thành chuỗi giá trị mắc ca khép kín giúp tạo thêm việc làm cho nông dân. Ảnh: Phạm Hoài.


Không chỉ mở rộng sản xuất, Quảng Trực đang từng bước hình thành chuỗi giá trị mắc ca khép kín. Hiện toàn xã có 3 hợp tác xã hoạt động trong lĩnh vực trồng, sơ chế, chế biến và tiêu thụ mắc ca, trong đó nhiều diện tích đã được cấp chứng nhận đạt chuẩn VietGAP.​


 
Back
Top