Làm trụ tiêu

TS.Nguyễn Văn Biếu

Member
Thành viên BQT
Thời gian làm trụ

Đối với trụ đúc hoặc trụ gạch việc dựng trụ thực hiện trước khi trồng tiêu khoảng 1,0 - 1,5 tháng để mưa to rửa sạch bớt hồ, vữa.​

Đối với trồng cây trụ sống thì có thể trồng trước 1 - 2 năm tuỳ điều kiện, hoặc có thể trồng cùng lúc với cây tiêu.​

Tiêu chuẩn của các loại trụ

Trụ đúc bê tông

Trụ đúc thường có cạnh đáy trụ từ 12 - 15 cm, cạnh đỉnh trụ 10 cm, cao khoảng 3,6 - 4,0 m, sau khi chôn trụ còn khoảng 2,7 - 3,0 m tính từ mặt đất, trụ có khoảng 3 thanh sắt 6 mm hoặc 8 mm.​

che_nang_cho_tieu_con_moi_trong (2)_1625329053.jpg

Trụ xây gạch

Trụ gạch vuông có lõi sắt, cạnh 20 - 25 cm; cao 3,5 m.​

Trụ gạch tròn có đường kính gốc trụ 80 - 100 cm, đường kính đỉnh trụ 60 - 70 cm.​

Không nên xây trụ có đường kính quá lớn vì độ bền của trụ kém, ánh sáng phân bố không đều trên diện tích mặt trụ làm các dây tiêu sinh trưởng không đều.​

bài 9-trụ gạch_1625329262.jpg

Trụ gỗ (Khuyến cáo không sử dụng)

Trụ gỗ tốt có kích thước tối thiểu 12 - 15 cm, dài 3,5 - 4,0 m.​

Lâu bị mục, chống chịu tốt với mối, mọt và các loại nấm hoại sinh.​

Không thuộc nhóm gỗ quý, nằm trong danh mục bị cấm khai thác.​

Các loại cây thường sử dụng làm trụ gỗ: căm xe, cà chít, cà đuối, làu táu, lim xẹt, kiền kiền.​

vườn dùng tre nứa làm giàn che_1625329308.jpg

Trụ sống

Cây trồng làm trụ sống cho hồ tiêu leo cần thỏa mãn các tiêu chuẩn sau:

Cây sinh trưởng nhanh, khỏe, có tuổi thọ lâu, thân cứng, ít bị sâu bệnh, cây ít phân cành hoặc vị trí phân cành cao.​

Cây có vỏ tương đối nhám để tiêu dễ leo và ít bị tróc vỏ hàng năm.​

Cây có bộ rễ ăn sâu để ít cạnh tranh về dinh dưỡng với cây tiêu ở lớp đất mặt. Nếu dùng cây trụ sống thuộc bộ đậu còn có tác dụng bổ sung thêm đạm cho đất.​

Cây thường sử dụng làm trụ sống: keo dậu, lồng mứt, cây gòn, mít, muồng đen:

Muồng đen (Cassia siamea) thuộc họ đậu, cây thân gỗ cao, to, vỏ cây hơi nhám thích hợp cho rễ tiêu leo bám. Có thể trồng bằng cây con gieo từ hạt hoặc trồng bằng cành.​

bài 7-trụ muồng đen_1625329734.png

Keo dậu (Leucaena leucocephala) thuộc họ đậu, rễ có khả năng cố định đạm tốt, tán lá nhỏ, chịu được rong tỉa. Cây thích hợp với nhiều vùng trồng tiêu. Nếu trồng keo dậu cùng năm với trồng tiêu thì phải trồng thêm cây trụ tạm cho tiêu leo bám.​

Cây lồng mức (Wrightia annamensis) thuộc họ trúc đào, là cây thân gỗ, vỏ dày hơi xù xì nên dễ cho rễ tiêu leo bám. Có thể trồng bằng cây con gieo từ hạt hoặc bằng cành. Nhược điểm của cây lồng mức là chậm lớn, ít chịu rong tỉa.​

Cây gòn (Ceiba pentandra) thuộc họ Cẩm quỳ, thường được trồng bằng cây thực sinh hoặc giâm cành. Cây gòn chủ yếu được trồng ở vùng Đông Nam Bộ và Tây Nguyên.​

bài 7- trụ gòn và núc nác_1625329828.png

Ngoài ra còn có một số loài cây khác có thể sử dụng làm trụ sống cho tiêu như cây núc nác (Oroxylum indicum), cây mít (Artocarpus heterophyllus), xoan, cóc, hồng.​
 
Back
Top