Lặt bông, tạo hình và đốn táo

  • Người khởi tạo Người khởi tạo Văn Tuệ
  • Ngày bắt đầu Ngày bắt đầu

Văn Tuệ

Member
Thành viên BQT
Sau khi trồng 1 - 2 tháng là táo có bông, cần lặt bỏ hết bông để tập trung dinh dưỡng nuôi và giữ sức cho cây.​

Khi cành vươn cao khỏi giàn khoảng 25 - 50 cm tiến hành bấm ngọn để tạo cành. Chọn 2 - 4 cành khỏe buộc vào giàn để tạo bộ khung cho vườn táo. Khi cành vươn dài khoảng 1 - 1,5 m trên giàn thì bắt đầu để bông tạo trái.​

bamngontao_1715659992.png

Trồng táo phải đốn để cho cây trẻ lại mới đạt năng suất và chất lượng tốt. Có hai cách đốn là đốn phớt và đốn đau:​

+ Đốn phớt: Hàng năm sau mỗi vụ thu hoạch, cắt các cành đã cho quả chỉ để lại 01 đoạn 20 - 30 cm. Trên đầu cành này sẽ cho nhiều cành nhỏ, có thể tỉa bớt chỉ để vài cành phân bố đều trên tán cây.​

+ Đốn đau: Nhằm mục đích tạo tán từ khi cây còn nhỏ trên một năm tuổi và cây đã già. Cắt cụt hết các loại cành, chỉ để lại một đoạn gốc của vài cành lớn (3 - 5 cành chính) đã ra trong năm trước, cây sẽ cho nhiều cành mới trẻ hơn, cho năng suất và chất lượng quả tốt hơn. Ở Ninh Thuận thường đốn vào tháng 1 - 2 Dương lịch.​

dontao_1715660134.jpg

Ngoài ra, trong thực tế nông dân còn áp dụng một số biện pháp làm tăng khả năng ra hoa, đậu quả cho táo như:​

+ Khoanh cành: Có tác dụng làm giảm vận chuyển nhựa trong cây và kích thích ra hoa, khoanh ở những cành cấp 1, 2. Khoanh tròn một vòng, độ rộng lát khoanh khoảng 1 - 2 mm. Khoanh xong dùng nilon quấn kín để tránh bị thối vết khoanh.​

+ Khoanh cành để hạn chế rụng quả: Trong quá trình phát triển, cây táo sẽ có các đợt phát lộc, khi phát lộc cây sẽ tự rụng quả để dành dinh dưỡng cho phát triển lộc non, vì vậy nên khoanh cành vào giai đoạn này để hạn chế rụng quả.​

+ Phun chất điều hòa sinh trưởng: Chất điều hòa sinh trưởng có khả năng kích thích ra hoa, tăng khả năng đậu quả và chống rụng hoa.​
 
Back
Top