Loài rau bẻ mầm non, bán hút hàng

VietPlant - Quản trị viên

Administrator
Thành viên BQT
Tỉnh Bạc Liêu được xem là vùng thủ phủ tôm của cả nước. Thế nhưng ông, Trương Minh Bạch ở ấp Biển Ðông A, xã Vĩnh Trạch Ðông, TP Bạc Liêu lại chọn mô hình trồng măng tây để làm giàu. Nhiều năm nay, từ cây măng tây, ông Bạch thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm.


Theo ông Bạch, măng tây là loại cây lâu năm, thích hợp trồng với vùng đất cao. Ðây là loại rau sạch có nhiều dinh dưỡng. Trước đây trên mảnh đất hơn 3 công, ông Bạch trồng các loại rau màu.​


Do giá cả rau màu bấp bênh, đầu ra không ổn định nên tình trạng “được mùa, thất giá” thường xuyên xảy ra, gia đình ông rơi vào hoàn cảnh khó khăn.​


Năm 2016, ông Bạch tham gia lớp tập huấn của Hội Nông dân xã, học được kỹ thuật trồng măng tây và đi tham quan mô hình ở Ninh Thuận nên khi về, ông mạnh dạn đầu tư trồng măng tây.​


Ông Bạch nói: “Măng tây là loại cây trồng cho hiệu quả kinh tế cao, thời gian thu hoạch kéo dài và đầu ra ổn định nên tôi quyết định đầu tư trồng với hy vọng đưa gia đình thoát nghèo".​


Năm 2016, được Hội Nông dân hỗ trợ giống, ông Bạch trồng măng tây ở 3 công đất của gia đình. Ông Bạch cho biết: “Gần 9 tháng trồng, măng tây đã cho thu hoạch nhưng giá cả vẫn còn bấp bên do nhiều người trồng.​


Thế nhưng, chỉ sau hơn 1 năm, các hộ dân không mặn mà vì măng tây khó trồng, tốn nhiều công chăm sóc và nhiều sâu bệnh, bị thương lái ép giá...​


Mặt khác, muốn trồng được măng tây, phải lên liếp cao và thoát nước tốt bởi măng tây không chịu úng, nếu tưới nước nhiều thì cây sẽ chết, nước không đủ, cây cũng không phát triển tốt. Vì vậy, người trồng phải tưới nước vừa đủ, cây mới cho năng suất cao”.​


screenshot_1743127651_1743127420.png


Ông Trương Minh Bạch, nông dân trồng măng tây xanh ở xã Vĩnh Trạch Ðông, TP Bạc Liêu (tỉnh Bạc Liêu) đang tưới nước cho cây măng tây.


Xác định măng tây là cây để làm giàu nên ông Bạch tìm kiếm kỹ thuật trồng theo hướng hữu cơ. Ông học qua cán bộ nông nghiệp, theo dõi trên mạng và tham gia chương trình Nhịp cầu nhà nông... Ðồng thời, ông đến Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Bạc Liêu đăng ký sản phẩm an toàn thực phẩm và được đơn vị chức năng đến khảo sát nhiều lần về quy trình sản xuất cũng như sản phẩm măng tây.​


Năm 2018, sản phẩm măng tây của ông Bạch được Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Bạc Liêu công nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm để sản xuất kinh doanh.​


Suốt nhiều năm nay, quy trình trồng măng tây của ông Bạch đều sử dụng phân hữu cơ vi sinh và thuốc trừ sâu, trừ bệnh có nguồn gốc sinh học, ít sử dụng thuốc có nguồn gốc hóa học.​


Ông Bạch chia sẻ: “Trồng măng tây, phải thường xuyên tỉa bỏ những cây hư, đất lên liếp cao, thoát nước tốt, tưới nước vừa đủ; thu hoạch theo nguyên tắc 4 lần/năm, trong đó, 2 tháng thu hoạch và 1 tháng dưỡng để cây phát triển tốt, sống kéo dài có thể lên đến 10 năm.​


Nhất là đất phải luôn tơi xốp để cây đâm chồi nhiều”. Ngoài ra, trên đất trồng măng tây ông Bạch còn trồng xen các loại hoa màu khác, như: cải thảo, cải gỗ, sà lách, cải ngọt… thu lợi nhuận trên 100 triệu đồng/năm.​


Ðến nay, sản phẩm măng tây của ông Bạch đã có mặt trong hệ thống Siêu thị Co.opmart và các nhà hàng lớn trong, ngoài tỉnh.​


Theo ông Bạch, măng tây có đầu ra ổn định, giá cung cấp cho hệ thống siêu thị và nhà hàng trên 120.000 đồng/kg. Bình quân 1 tháng ông Bạch cung cấp ra thị trường trên 100kg và con số này có thể sẽ tăng lên theo yêu cầu của khách hàng.​


Ngoài ra, ông còn liên kết với nông dân tỉnh Trà Vinh để chuyển giao kỹ thuật trồng và chăm sóc măng tây để sản phẩm đảm bảo an toàn, đủ nguồn cung ra thị trường.​


Ông Bạch chia sẻ: “Do cây măng tây đã gần 10 năm, năng suất măng giảm nên tôi chuẩn bị đào bỏ. Tôi đang đặt nguồn giống để trồng tiếp. Tuy nhiên, thời gian này, nguồn hàng măng tây của tôi vẫn có liên tục để cung ứng ra thị trường theo hợp đồng đã ký kết. Nguồn sản phẩm do nông dân ở Trà Vinh cung cấp và tôi là đầu mối cung ứng sản phẩm ra thị trường”.​


Siêng năng lao động, linh hoạt trong sản xuất kinh doanh và nắm bắt được thị trường nên ông Bạch đã mạng dạn chuyển đổi cây trồng phù hợp với vùng đất, điều kiện kinh tế gia đình và đẩy mạnh liên kết trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.​


Hiện nay, ông Bạch được xem là điển hình nông dân sản xuất kinh doanh giỏi tiêu biểu trong đồng bào Khmer của xã Vĩnh Trạch Ðông. Mô hình măng tây của ông Bạch được tỉnh Bạc Liêu đánh giá là mô hình hiệu quả, cho thu nhập cao, ổn định nên sẽ được nhân rộng đến các xã có đông đồng bào Khmer trong tỉnh Bạc Liêu.​


 
Back
Top