Lựa chọn phương pháp nhân giống

  • Người khởi tạo Người khởi tạo Hương Thảo
  • Ngày bắt đầu Ngày bắt đầu

Hương Thảo

Member
Thành viên BQT
Phương pháp giâm cành

Ưu điểm

Cây đồng đều, cho nhiều cây con.​

Cây không phân ly, có đặc điểm giống cây mẹ, nhanh cho quả.​

giâm cành_1650558765.jpg

Hạn chế

Rễ ăn cạn.​

Yêu cầu trồng phức tạp (cần có nhà giâm, hệ thống phun sương...).​

Dễ lan truyền bệnh.​

Phương pháp chiết cành

Ưu điểm

Cây giống giữ nguyên được đặc tính di truyền của cây mẹ.​

Cây sớm ra hoa kết quả, rút ngắn được thời gian kiến thiết cơ bản.​

Thời gian nhân giống nhanh.​

Cây có chiều cao thấp, phân cành cân đối, thuận lợi cho chăm sóc và thu hoạch.​

chiết-cành_1650558790.png

Hạn chế

Hệ số nhân giống không cao, chiết nhiều cành trên cây sẽ ảnh hưởng đến sinh trưởng phát triển của cây mẹ.​

Phương pháp ghép cành

Ưu điểm

Cây ghép sinh trưởng phát triển tốt nhờ sự phát triển, hoạt động tốt của bộ rễ gốc ghép và khả năng thích nghi với điều kiện khí hậu, đất đai của cây gốc ghép.​

Cây ghép giữ được các đặc tính của giống muốn nhân.​

Hệ số nhân giống cao, trong thời gian ngắn có thể sản xuất được nhiều cây giống đáp ứng yêu cầu của sản xuất.​

Giống làm gốc ghép sớm cho ra hoa kết quả vì mắt ghép chỉ tiếp tục giai đoạn phát dục của cây mẹ.​

Tăng cường khả năng chống chịu của cây với điều kiện bất thuận như chịu hạn, chịu úng, chịu rét và sâu bệnh.​

Thông qua gốc ghép có thể điều tiết được sự sinh trưởng của cây ghép.​

Đây là phương pháp nổi bật hơn cả vì nó sử dụng được những kỹ thuật mới và quy trình nhân giống mới nên khắc phục được các nhược điểm của các phương gieo hạt, phương pháp chiết, giâm cành.​

ghép cành_1650558839.jpg

Hạn chế

Ghép cây đòi hỏi kỹ thuật cao.​

Cây ghép không giữ nguyên đặc tính của cây bố mẹ và thời gian cho quả cũng muộn hơn.​

Cây phát triển kém và dễ bị sâu bệnh so với cây chiết cành.​

Giống làm gốc ghép phải có khả năng tiếp hợp tốt với thân cành ghép. Gốc ghép phải khỏe, không bị sâu bệnh.​

Lựa chọn phương pháp nhân giống phù hợp

Đối với cây bưởi, phương pháp nhân giống vô tính được sử dụng phổ biến do hiệu quả kinh tế cao, tiết kiệm thời gian, công lao động, tạo ra số lượng giống lớn đồng đều về phẩm chất di truyền trong khoảng thời gian nhất định.​

Có thể nhân giống bằng phương pháp ghép hoặc chiết cành.​

Tùy theo vùng đất thấp hay cao, tùy thổ nhưỡng từng vùng để lựa chọn phương pháp nhân giống phù hợp.​
 
Back
Top