Lựa chọn trụ trồng

TS.Nguyễn Văn Biếu

Member
Thành viên BQT
Tiêu chuẩn trụ trồng

tieu-chuan-tru-trong_1633575502.jpg

Thời gian trồng trụ: Thường trồng trụ sau khi đã đắp mô và ươm cây giống (trước trồng cây 1 tháng).​

Trụ có tuổi thọ cao, trụ dễ làm, trụ không nóng vào mùa khô, ít nhiễm sâu, bệnh.​

Rễ thanh long bám trên trụ dễ dàng, thuận tiện khi di chuyển, không cạnh tranh dinh dưỡng, ánh sáng, nước.​

Các loại trụ trồng thanh long

Trụ trồng bằng gỗ

tru-trong-bang-go_1633575568.jpg

Cây trụ thường được chọn có đường kính trên 25 cm, dài 2,5 - 2,7 m, sau khi chôn trụ cao khoảng 2,0 m.​

Hiện nay xu hướng của nông dân là hạ thấp trụ xuống, nghĩa là sau khi chôn trụ xong còn cao trung bình từ 1,6 m đến 1,8 m, còn đường kính sử dụng chỉ còn khoảng 15 cm.​

Chọn loại gỗ tốt, chịu được nắng, mưa: Các loại gỗ thường sử dụng trước đây là Căm Xe, Cẩm Liên, Cà Chắc, Sao Đen... Ngày nay các loại trụ gỗ này không khuyến cáo trồng, vì phá rừng ảnh hưởng đến môi trường.​

Ưu điểm: Cây thanh long bám rễ tốt, rễ không bị nóng.​

Nhược điểm:​

Tốn công, tốn chi phí, cần loại gỗ chắc.​

Khó tìm nguyên liệu để sử dụng.​

Trụ trồng bằng cây gỗ hiện không còn nhiều, do cây gỗ ngày càng khan hiếm. Do vậy nhiều nơi chuyển sang trồng bằng loại trụ khác, như trụ bê tông cốt thép.​

Trụ trồng bằng cây sống

cay-me-tay-tru-song_1633575626.png

Cây me tây (Ảnh minh họa).

Cây sống sử dụng làm trụ trồng thanh long thường chọn những cây nhanh lớn, ít cạnh tranh dinh dưỡng với thanh long như: Cây dông nem, cây cồng (me tây)...​

Ưu điểm:

Tận dụng nguồn cây tại địa phương sẵn có.​

Tiết kiệm chi phí.​

Cây thanh long bám rễ khí sinh tốt, mùa nắng có thể che bớt nóng.​

Nhược điểm:

Phải thường xuyên tỉa nhánh, cây cao khó chăm sóc, thu hoạch.​

Khi trồng lâu dễ đổ ngã do rễ yếu và bị rễ thanh long hút hết dinh dưỡng của cây, thời gian trồng trụ trồng chậm (chờ cây trụ sống mới trồng thanh long).​

Trụ trồng bằng bê tông cốt thép

trụ-bê-tông_1633575657.jpg

Trụ trồng thanh long được người dân thiết kế và đổ trụ tại vườn trồng để giảm công khiêng trụ.​

Trụ có kích thước dài 2,0 - 2,1 m; cạnh vuông tối thiểu 15 - 15 cm.​

Khi trồng, phần trên mặt đất cao khoảng 1,4 - 1,5 m; phần chôn dưới mặt đất khoảng 0,6 m, phía trên trụ có 2 - 4 cọng sắt ló ra dài 20 - 25 cm được bẻ cong theo 4 hướng dùng làm giá đỡ cho cành thanh long.​

Ưu điểm:

Thời gian trồng trụ nhanh, khai thác lâu năm, chỉ trồng 1 lần.​

Hiệu quả kinh tế hơn trụ khác, chiều cao của trụ ở ruộng, vườn có độ đồng đều cao, thuận lợi cho việc bố trí để xử lý ra hoa.​

Nhược điểm:

Vào mùa nắng rễ khi sinh thanh long bị nóng có khả năng rễ không bám được vào trụ.​

Giá thành trụ cao.​

Hiện nay có 2 loại trụ trồng bằng xi măng cốt thép: loại trụ có đổ sẵn phần chữ thập trên đầu trụ và loại chỉ đổ chừa 1 phần sắt trên đầu trụ (20 - 25 cm) sau đó bẻ cong về 4 hướng. Gác lốp xe (với diện tích ít) hoặc không gác lốp xe.​

Trụ bê tông cốt thép sau khi trồng trụ xong gắn lốp xe để cành thanh long mọc đến đỉnh trụ qua vòng bánh xe xòe ra chung quanh.​

trụ-bê-tông-gac-lop-xe_1633576346.jpg

Hiện nay các nhà chuyên môn khuyến cáo bà con nông dân nên đầu tư vốn để trồng thanh long bằng trụ bê tông cốt thép. Loại trụ này thuận lợi cho chuyên chở, trồng nhanh chóng, hiệu quả lâu dài. Bà con có thể trồng kiểu hàng rào, để tận dụng diện tích và hiệu quả kinh tế.​
 
Back
Top