Nguy cơ phát sinh nhiều sâu bệnh hại lạc

VietPlant - Quản trị viên

Administrator
Thành viên BQT
Tại vùng đất cát xã Thạch Văn (thành phố Hà Tĩnh), hiện tượng lạc bị nấm bệnh gây cháy lá và cây héo rũ đang khiến nông dân hết sức lo lắng.


Bà Phan Thị Đào tại thôn Bắc Văn, xã Thạch Văn cho biết: "Năm nay gia đình tôi sản xuất 5 sào lạc. Do xuống giống dịp thời tiết không thuận lợi, sương muối nên gần 4 sào lạc của gia đình bị nấm gây cháy lá và cây bị héo rũ. Sau khi phát hiện, được sự hướng dẫn của cán bộ chuyên môn, gia đình tôi đã phun thuốc phòng trừ, đồng thời phun thuốc kích thích nên cây lạc có dấu hiệu hồi phục. Tuy nhiên nếu thời tiết tiếp tục mưa, ẩm kéo dài thì nấm và các loại sâu bệnh sẽ tiếp tục phát triển, do đó chúng tôi vẫn rất lo lắng”.​


lac_1742440763.jpeg


Theo ông Lê Thành Dung, Chủ tịch Hội Nông dân xã Thạch Văn, vụ xuân 2025, toàn xã sản xuất 138ha lạc. Đến nay, một số diện tích bắt đầu xuất hiện sâu khoang, sâu xanh da láng, bệnh đốm lá, thối gốc mốc đen… Chính quyền địa phương đã phối hợp với ngành chuyên môn tăng cường kiểm tra, nắm bắt mức độ gây hại, xác định rõ mật độ sâu, bệnh để hướng dẫn nông dân các biện pháp phòng trừ kịp thời. Bên cạnh đó, đẩy mạnh tuyên truyền bà con không chủ quan, tích cực theo dõi sự phát triển của cây lạc trong giai đoạn quan trọng này.​


Theo khuyến cáo của Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Hà Tĩnh, hiện nhiều diện tích lạc gieo trước Tết phát triển tốt, có từ 2 - 4 lá. Tuy nhiên một số diện tích lạc xuân đã xuất hiện một số sâu bệnh gây hại, đặc biệt trên những diện tích lạc có từ 3 lá trở lên đã xuất hiện nấm bệnh héo rũ gốc, mốc đen gây chết rải rác.​


Thời tiết đang chuyển sang giai đoạn ấm, ẩm, là điều kiện thuận lợi cho nhiều đối tượng sâu bệnh phát sinh gây hại lạc. Vì vậy bà con cần thường xuyên kiểm tra đồng ruộng, phát hiện kịp thời sâu bệnh, xác định tuổi sâu, mật độ, mức độ gây hại, chỉ số bệnh để xác định thời điểm, loại thuốc phun phòng trừ đạt hiệu quả nhất. Trong đó, tập trung phun phòng các loại thuốc đặc hiệu theo chỉ dẫn của ngành chuyên môn, kể cả những diện tích chưa bị nhiễm bệnh. Đồng thời, cần có biện pháp thâm canh hợp lý, tích cực làm cỏ, bón thúc theo lộ trình để cây khoẻ, tăng sức đề kháng.​


 
Back
Top