Nhân giống lúa lai F1

Người yêu cây

Member
Thành viên BQT
Trong nội dung bài này chúng tôi sẽ giới thiệu khái quát các phương pháp nhân giống lúa lai F1 đang thực hiện ở Việt Nam.​

Ở Việt Nam hiện nay đang thực hiện 2 phương pháp: Phương pháp nhân giống lúa lai 3 dòng và phương pháp nhân giống lúa 2 dòng.​

Nhân giống lúa lai 3 dòng: Gồm có dòng A, dòng B và dòng R

Sơ đồ sản xuất hạt giống lúa lai F1 ba dòng

Dòng A là dòng bất dục đực di truyền tế bào chất (Cytoplasmic Male Sterile - viết tắt là dòng CMS) dùng làm mẹ để lai.​

Dòng B là dòng duy trì bất dục (Maintainer) dùng làm bố để giữ cho dòng A bảo toàn được tính bất dục.​

B1-_1629097568.jpg

Dòng R là dòng phục hồi tính hữu dục (Restorer) dùng làm bố để sản xuất hạt lai F1.​

bai 1- bang 1_1629097099.png

Chất lượng hạt giống lúa lai ba dòng được qui định tại Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 01 - 50: 2011/BNNPTNT.

bai 2- bang 2_1629097136.png

Nhân giống lúa lai hai dòng gồm có dòng S và dòng R

Sơ đồ sản xuất giống lúa lai F1 hai dòng

Dòng S là dòng bất dục đực chức năng di truyền nhân mẫn cảm với nhiệt độ - viết tắt là TGMS (Thermosensitive genic male sterile) hoặc dòng bất dục đực chức năng di truyền nhân mẫn cảm với chu kỳ chiếu sáng - viết tắt là PGMS (Photoperiod sensitive genic male sterile) được sử dụng làm dòng mẹ.​

b1-lua lai 2 dong_1629097825.jpg

Ở Việt Nam chủ yếu sử dụng dòng S - TGMS để sản xuất hạt lúa lai F1, ít sử dụng dòng S - PGMS.​

Dòng R là dòng Phục hồi tính hữu dục (Restorer) dùng làm bố để sản xuất hạt lai F1.​

bai 3- bang 3_1629097192.png

Chất lượng hạt giống lúa lai hai dòng được qui định tại Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 01 - 51: 2011/BNNPTNT.

bai 4- bang 4_1629097225.png

Lưu ý: Hạt thóc thu hoạch từ hạt lai F1 không thể để được giống cho vụ sau vì sẽ phân ly ra rất nhiều dạng khác nhau.
 
Back
Top