Phòng trừ tuyến trùng hại hồ tiêu

Nông dân Việt

Member
Thành viên BQT
Tuyến trùng là một trong nhiều đối tượng gây hại chủ yếu trên cây tiêu. Nó không những gây hại rễ tiêu mà tuyến trùng còn gây các vết thương ở rễ. Là nguyên nhân chính gây bệnh chết nhanh và chết chậm nguy hiểm trên cây tiêu. Thời kỳ từ ngày 25/12- 31/12, bà con trồng tiêu tại Kon Tum, Quảng Trị, Bình Thuận cần lưu ý phòng trừ tuyến trùng.​

🍀Nhận biết tuyến trùng hại hồ tiêu

Tuyến trùng là động vật không xương sống, thuộc ngành Giun tròn.​

tuyen-trung-hai-ho-tieu-3_1735194258.jpeg

Tuyến trùng cái trưởng thành hình quả chanh yên, quả lê. Tuyến trùng đực trưởng thành có dạng giun.​

Tuyến trùng trưởng thành đực di chuyển ra khỏi rễ và sống tự do trong đất. Tuyến trùng trưởng thành cái vẫn sống trong u sưng, cơ thể trở nên phình to và đẻ trứng trong bọc trứng.​

🍀Triệu chứng tuyến trùng gây hại trên cây hồ tiêu

Cây cằn cỗi, lá vàng vọt, héo, chót lá đen dần rồi rụng, nếu nhổ gốc lên quan sát ta thấy trong rễ có u sần, rễ cong queo, hệ rễ phát triển kém…. nếu bị nặng cây sẽ bị héo và chết.​

tuyen-trung-hai-ho-tieu-1_1735193945.jpeg

Có nhiều u bướu trên rễ, vết thâm đen tại bướu hoặc bướu bị mục nát có rất ít rễ non được hình thành.​

Gây vàng lá cục bộ hoặc vàng toàn bộ cây, gây héo tạm thời vào mùa khô khi thiếu nước.​

Khi tuyến trùng tấn công gây vết thương ở rễ để chích hút tạo điều kiện cho các loại nấm như Phytophtora spp., Fusarium sp. xâm nhập qua vết thương hủy hoại bộ rễ làm cho cây hồ tiêu càng nhanh chết.​

Quá trình vận chuyển dinh dưỡng và nước bị cản trở, ảnh hưởng trực tiếp đến sinh trưởng, phát triển của các bộ phận trên mặt đất.​

Tuyến trùng nốt sưng thường có tương tác với các vi sinh vật gây hại trong đất, làm cho tác hại càng nghiêm trọng hơn, làm giảm khả năng chống chịu của cây đối với bệnh héo, gây chết cây, nhất là cây thời kỳ còn nhỏ.​

tuyen-trung-hai-ho-tieu-2_1735194087.jpeg

🍀Nguyên nhân và điều kiện phát sinh tuyến trùng hại hồ tiêu

Tuyến trùng Meloidogyne incognita là nguyên nhân gây hại cho cây hồ tiêu.​

Tuyến trùng thường xuất hiện và gây hại trong quá trình sinh trưởng, phát triển của cây.​

Vòng đời của tuyến trùng phụ thuộc vào nhiệt độ các tháng trong năm và phụ thuộc vào cây kí chủ. Nhiệt độ thích hợp cho tuyến trùng sinh trưởng và phát triển là 25 - 28°C.​

Trong điều kiện khô hạn hoặc ngập nước lâu dài tuyến trùng kém phát triển, số lượng giảm thấp rõ rệt.​

🍀Biện pháp phòng ngừa tuyến trùng hại hồ tiêu

* Biện pháp canh tác kỹ thuật

Chọn giống hồ tiêu có khả năng kháng bệnh tốt.​

Không nên trồng tiêu trên các vườn cà phê hoặc vườn tiêu đã trồng trước đó. Đất làm vườn ươm cũng không lấy từ những vườn này.​

Trước khi trồng mới cần vệ sinh vườn để loại bỏ các tàn dư thực vật. Cày phơi đất trong mùa khô để diệt nguồn tuyến trùng trong đất.​

Không để nước chảy tràn trong vườn. Có thể dùng phân hữu cơ vi sinh gà Green Life trộn vào đất để tăng hiệu quả phòng ngừa.​

* Biện pháp sinh học

Tăng cường bón phân hữu cơ kết hợp với chế phẩm Trichoderma để tăng sức đề kháng cho cây tiêu, vì phân hữu cơ có các vi sinh vật đối kháng với tuyến trùng và nấm bệnh.​

Dùng lá cây cúc vạn thọ ủ gốc để diệt tuyến trùng.​

Thường xuyên theo dõi và kiểm tra vườn cây để phát hiện bệnh sớm và xử lý kịp thời.​

🍀Biện pháp trừ tuyến trùng

* Gợi ý một số hoạt chất BVTV trừ tuyến trùng có thể sử dụng

+ Abamectin​

+ Abamectin 36.00g/l + Thiamethoxam 72.00g/l​

+ Azadirachtin​

+ Clinoptilolite​

+ Emamectin benzoate (avermectin b1a 90% + avermectin b1b 10%)​

+ Chitosan​

+ Oligo-chitosan​

+ Copper citrate​

+ Paecilomyces lilacinus​

+ Streptomyces lydicus wyec 108​

+ Tinh dầu quế​

+ Trichoderma viride​

* Hướng dẫn sử dụng thuốc BVTV

Ưu tiên sử dụng các thuốc sinh học, chỉ sử dụng thuốc hóa học khi mật độ sâu/mức độ bệnh hại nhiều.​

Sử dụng thuốc BVTV cần đọc kỹ thông tin trên bao bì và sử dụng theo 4 đúng: Đúng thuốc, đúng lúc, đúng nồng độ liều lượng và đúng cách.​

Phun thuốc vào sáng sớm hoặc chiều mát,​

Xới nhẹ xung quanh gốc và tưới thuốc có hoạt chất Metalaxyl, Mancozeb, khi có bệnh xuất hiện, tưới liên tục 2 - 3 đợt cách nhau 7 ngày 1 đợt.​

Sau khi tưới và phun thuốc hóa học 10 - 15 ngày có thể tưới một số phân bón kích thích ra rễ (humic, siêu lân...) hoặc phun phân qua lá giúp cây nhanh chóng hồi phục.​
 
Back
Top