Phục hồi cây đào sau Tết

Nông dân Việt

Member
Thành viên BQT
Ở khu vực miền Bắc, miền Trung, khi Tết đến, đào là loại cây không thể thiếu của mỗi gia đình. Tuy nhiên, khi Tết qua đi mọi người hầu như đều vứt bỏ cây đào đó.​

Với hướng dẫn của Tiến sĩ Phạm Thị Liên - chuyên gia Hoa cây cảnh, mobiAgri sẽ giúp bạn tận dụng được cây đào này cho mùa Tết năm sau vừa tiết kiệm chi phí vừa bảo vệ môi trường.​

Làm tươi cây sau khi bị kiệt sức

Nên tiến hành phục hồi cây càng sớm càng tốt (nên bắt đầu từ ngày 5 - 10/1 âm lịch, muộn nhất là ngày 20/1 âm lịch).​

Đặt cây vào nơi râm mát tránh ánh nắng trực tiếp. Cắt bớt cành lá, tưới nước cho cây​

Sau 5 - 7 ngày, trồng cây lại vào đất hoặc trồng vào chậu.​

Khoảng 2 - 3 tuần cây hồi sức, bắt đầu tiến hành chăm sóc, cắt tỉa tán, thế theo ý muốn của người trồng. Việc chăm sóc, cắt tỉa rất đơn giản vì các cây đều có sẵn dáng, thế.​

TRỒNG LẠI_1675225870.png

Đất trồng

Đất trồng đào tơi, xốp, thành liếp cao, tránh ngập úng.​

Đất thích hợp nhất là đất thịt pha sét có độ pH từ 6 - 7,5.​

Khoảng cách trồng tùy thuộc vào tán của cây to hay nhỏ, khoảng cách đảm bảo cho cây không bị che lấp nhau nhưng tránh quá thưa gây lãng phí đất.​

Cắt sửa cành đào

Khi trồng xong, cắt ngay cành lần thứ nhất. Lần này cắt thật đau để cành mới phát sinh nhiều, năm tới sẽ cho nhiều hoa.​

Sau đó, mỗi tháng phải cắt nhẹ 1 - 2 lần cho đến tháng 6 âm lịch kết thúc việc cắt cành.​

Trong quá trình cắt sửa cần kết hợp tạo hình, tán, thế cây.​

TRỒNG LẠI2_1675225949.png

Kỹ thuật chăm sóc

Chăm sóc giai đoạn cây đào mới phục hồi

- Bón lót:​


  • Bón trước khi trồng 2 - 3 kg phân chuồng hoai mục + 1 - 2 kg phân bón hữu cơ vi sinh/gốc (tùy theo gốc lớn hay nhỏ), lấp 1 lớp đất trước khi tiến hành trồng.
    Nếu không có phân chuồng hoai mục, có thể tăng thêm lượng phân hữu cơ vi sinh từ 1 - 1,5 kg.

- Bón thúc:​


  • Thời gian: Bón thúc vào các tháng 2-3-4-5-6-7-8-9 (âm lịch), khoảng 20 ngày/lần bằng các loại phân NPK 20.20.15, NPK 16.16.8…
    Cách bón: Hòa phân để tưới (15 - 25 gram phân NPK/10 lít nước) hoặc bón gốc (50 - 100 gram NPK/gốc), bón cách gốc từ 20 - 50 cm, sau đó phủ một lớp mỏng đất bột, rơm rác hoặc lá cây mục lên trên. Tránh phủ đất quá dày, sát gốc sẽ gây bệnh thối gốc đào và phát sinh bệnh xì mủ đào.

screenshot_1675226349_1675226386.png

- Chăm sóc khác:​


  • Song song với quá trình bón phân, người trồng đào phải thường xuyên xới đất, làm cỏ để tránh sâu bệnh và phun phân bón lá nhằm giúp cây để cây phát nhiều cành, tán sum xuê kết hợp với việc phun thuốc phòng trừ sâu bệnh 1 tháng/lần.
    Từ giữa tháng 10 đến tháng 11 âm lịch, tùy theo năm nhuận hay không nhuận và tình hình sinh trưởng của cây để quyết định ngừng bón phân gốc.
    Nếu cây sinh trưởng tốt, ngừng bón phân gốc. Nếu cây sinh trưởng chưa tốt, bón thêm phân gốc 1 lần sau đó chỉ phun phân bón lá nhằm hạn chế tăng trưởng thân lá, thúc đẩy phân hóa mầm hoa.

Chăm sóc giai đoạn cây đào ra hoa

Muốn cho cây đào ra đúng dịp Tết Nguyên đán, cần thực hiện tốt việc bón phân đúng quy trình từ đầu năm đến tháng 10 âm lịch, giai đoạn đầu cung cấp loại phân bón có hàm lượng Đạm, Lân cao hơn Kali giúp cây sinh trưởng thân lá.​

Gần thời điểm cuối năm (giai đoạn cho cây hình thành nụ và ra hoa) bón loại phân có hàm lượng Lân và Kali cao hơn (lượng phân bón như giai đoạn đầu năm đến tháng 10 âm lịch) để thuận lợi cho quá trình cây phân hóa mầm hoa.​

Cách bón: Hòa loãng phân để tưới hoặc bón quanh gốc, cách gốc 20 - 50cm, định kỳ 15 - 20 ngày/lần kết hợp làm cỏ, xới đất.​

Cây đào được chăm sóc như trên sẽ phục hồi nhanh chóng và cho ra hoa đẹp vào dịp Tết năm tiếp theo.​

♥♥♥♥♥​

Các bạn có thể Đặt câu hỏi cho Chuyên gia hoặc Kết nối trao đổi trực tiếp cùng chuyên gia tại ứng dụng mobiAgri

z4075421767028_beae765ec664154416e92921b8b6aee4_1675225598.jpg
 
Back
Top